1. Cây cau tiểu trâm là gì?
Cau Tiểu Trâm còn có tên gọi khác là cây Cau may mắn Tiểu Trâm
Tên khoa học là Chamaedorea elegans
Thuộc họ Cau (Arecaceae).
Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ và khu vực châu Á.
Cây cau tiểu trâm là cây thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm, hình dáng giống như cây dừa mini.
Chiều cao của loại cây cảnh là 25 – 200cm tùy loại.
Cây được dùng để bàn là cây cau tiểu trâm mini, có chiều cao trung bình từ 15 – 40cm.
Cây có lá mọc từ thân chính, dạng lá kép giống lá cau, dài nhọn và mềm nhẵn, màu xanh đậm nổi rõ gân lá trên bề mặt.
Các bẹ và thân cây cau tiểu trâm để bàn này có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ ngoài bắt mắt và cực kỳ sinh động.
2. Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây cau tiểu trâm
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng:
Là cây cau tiểu trâm có chứa Chlorophyll
Là chất có khả năng hấp thu các loại tia điện tử có hại cho sức khỏe được phát ra từ điện thoại, máy tính, laptpp và các thiết bị khác trong phòng làm việc giám đốc.
Hàng ngày, lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxy.
Khi để chậu cây cau tiểu trâm trên bàn làm việc sẽ giúp cơ thể chúng ta hô hấp tốt hơn.
Đồng thời, nó còn giúp điều hòa không khí trong phòng làm việc, tăng màu xanh mát dễ chịu cho không gian.
Theo các nhà khoa học từ NASA, màu xanh của lá cây có thể tăng thêm 20% trí nhớ và sự tập trung.
Từ đó góp phần nâng cao hiệu của công việc, giảm stress hiệu quả.
Đối với những vị sếp nào bị bệnh viêm xoang hoặc các bệnh về hô hấp
Hãy đặt vài chậu cây cau tiểu trâm cạnh bàn làm việc hoặc gần phòng ngủ sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.
Trong phong thủy, loại cây cảnh này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Những loại cây lá nhọn và thuôn dài như:
- Cau tiểu trâm
- Cây lưỡng hổ
- Cây dây nhện,…
Có tác dụng ngăn chặn, xua đuổi tà khí, mang lại sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho chủ nhân.
3. Cây cau tiểu trâm hợp mệnh gì?
Ngay từ tiêu đề của bài viết bạn đã biết được cây cau tiểu trâm này hợp với mệnh nào.
Màu xanh lá đậm của cây có thể khắc chế sự nóng nảy trong tính cách của các vị sếp mệnh Mộc, giúp họ bình tĩnh hơn khi giải quyết công việc.
Bên cạnh đó, nó còn giúp giám đốc mệnh Mộc chiêu tài, thu lộc.
Loại cây cảnh khá hợp với người mệnh Thủy, nếu trồng dưới dạng thủy sinh sẽ càng tốt.
Giám đốc mệnh Hỏa cũng có thể chọn loại cây phong thủy này, bởi Mộc tương sinh với Hỏa.
4. Cách bố trí cây cau tiểu trâm trên bàn làm việc giám đốc
Để bố trí chậu cây cảnh hợp lý trên bàn giám đốc hiện đại cũng như trong không gian nội thất phòng làm việc giám đốc, bạn nên lưu ý đến đặc tính của loại cây này.
Cây cau tiểu trâm không cần quá nhiều ánh sáng, nó có thể sinh trưởng tốt tại môi trường trong nhà, khuất sáng.
Cho nên vị trí đặt cây nên tránh những nơi có ánh sáng gay gắt, chúng sẽ khiến cây bị khô, héo úa nhanh chóng.
Hướng đặt cây hợp phong thủy:
Với giám đốc mệnh Mộc là Đông Nam (thuộc Mộc) hoặc hướng Bắc (thuộc hành Thủy).
Trong quy luật tương sinh của Ngũ hành, Thủy sinh Mộc, vị trí này có thể sinh tài lộc, đem đến sự cát tường.
Nếu cả hai hướng này đều bị ánh nắng chiếu thì bạn nên cân nhắc đến các hướng khác,
Nhưng tuyệt đối tránh hai hướng là Tây và Tây Bắc.
Đây là hướng thuộc hành Kim, mà Kim khắc Mộc dễ mang tới điềm xấu.
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm
Cây tiểu trâm có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chịu khắc nghiệt tốt, vì vậy cách chăm sóc cây cũng khá đơn giản, chúng ta cần lưu một vài điểm sau:
Ánh sáng:
Cây sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt.
Nếu trồng trong văn phòng thì bạn chú ý cho cây tắm nắng khoảng 1,5 – 2 giờ/tuần, trong khoảng thời gian từ 7 – 10 giờ sáng.
Nhiệt độ:
17 – 25 độ C là điều kiện thích hợp nhất cho cây phát triển.
Quá nóng hay quá lạnh cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
Độ ẩm:
Loại cây này ưa ẩm trung bình, trong khoảng từ 60 – 80%.
Đất trồng:
Cây cau tiểu trâm ưa đất thịt, nhưng khi trồng bạn nên chú ý đến độ tơi xốp của đất để cây thoát nước tốt.
Có thể dùng đất thịt trộn với trấu hun, phân hữu cơ, xỉ than.
Tưới nước:
Mỗi tuần chúng ta chỉ cần tưới nước cho cây 2 – 3 lần, mỗi lần 300 – 800ml, tùy theo kích thước chậu.
Nếu trồng cây cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ bộ rễ. Thay nước và tỉa rễ hỏng 1 lần/tuần.
Bón phân:
Để cây phát triển tốt, lá xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục,… để tăng cường vi chất cho cây.
Nhân giống:
Cau tiểu trâm nhân sống rất đơn giản, chỉ cần tách cây con hoặc tách bụi trong chậu và trồng sang chậu mới.
=>> Xem thêm: Giống cây đế vương
Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!
- Cách trồng su hào tại nhà cực đơn giản, giống cây tại Siêu Thị Nhà Nông
- Top các loại cây cảnh trong nhà giúp thanh lọc không khí tại Đắk Nông
- Top 9 loại cây dây leo dễ trồng tại Siêu Thị Nhà Nông
- CÁCH PHÂN BIỆT CỎ LÔNG HEO VÀ CỎ NHUNG NHẬT
- Top 5 loại cây cảnh trồng ban công tuyệt đẹp có tại Siêu Thị Nhà Nông