- Trồng Ổi Nữ Hoàng mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Hạt giống xà lách xoăn tím – Cách trồng xà lách thủy canh
-
Nguồn gốc của hoa thược dược
Hoa thược dược tên khoa học là Dahlia variablis Desf cùng họ cúc và hoa đồng tiền. Hoa còn có tên khác là Cúc đại lý có nguồn gốc từ đất nước Mexico xinh đẹp. Hoa thược dược đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia. Thược dược (Dahlia pinnata) là quốc hoa của Mexico. Tại Hoa Kỳ, thược dược là quốc hoa của Seattle và là quốc hoa của San Francisco .
Ở Việt Nam, hoa được trồng từ những thập niên 70. Hiện nay hoa phổ biến tại các làng hoa miền Bắc như làng hoa Nghi Tàm, làng hoa Ngọc Hà,…
1.2 Đặc điểm của hoa thược dược
Một vài đặc điểm của cây hoa thược dược:
-
Thược dược là loại hoa thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 50 – 150cm, tuy nhiên với hoa thược dược lùn thì chỉ cao khoảng 20 – 40cm.
-
Thân cây thẳng đứng, phân nhánh, lá của hoa mọc đối xứng nhau có phiến lá hình trứng.
-
Thược dược có nhiều màu khác nhau: màu tím, màu đỏ, màu trắng,… các cánh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.
-
Thược dược là loại ưa ẩm cao, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên.
1.3 Hoa thược dược nở vào mùa nào?
Hoa thược dược ra hoa từ tháng 9 dương lịch đến hết tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, thời điểm hoa đẹp nhất và nở rộ nhất là vào dịp cận Tết. Hoa phù hợp với thời tiết ẩm kèm theo mưa phùn nhẹ.
1.4 Các loại hoa thược dược
Thược dược thuộc loại cây hoa có màu sắc đa dạng và phong phú, hoa có 2 dạng: hoa đơn và hoa kép.
Dựa vào chiều cao cây mà phân thành các nhóm sau:
-
Nhóm cao cây: Là nhóm cây có chiều cao > 80cm, phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành.
-
Nhóm cao trung bình: Là nhóm cây có chiều cao 40-80cm phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng bồn trang trí và trồng chậu.
-
Nhóm thấp cây: Là nhóm cây có chiều cao <40cm, phù hợp trồng bồn, trồng chậu
-
-
Ý nghĩa của hoa thược dược trong cuộc sống
Hoa thược dược được gắn với nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc gia và nền văn hóa nơi loài hoa này đặt chân đến. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của hoa thược dược:
Sự thành công
Hoa thược dược là loài hoa tượng trưng cho sự thành công trong cuộc sống, cũng như trong công việc. Đó là một sự thành công dựa hoàn toàn vào những nỗ lực của bản thân, và không cần đến yếu tố may mắn hay những sự trợ giúp của người khác.
Tài lộc, sung túc
Hoa thược dược cũng là biểu tượng cho sự sung túc và tài lộc. Ý nghĩa này chính là lý do giải thích vì sao hoa thược dược lại được chọn để làm hoa trưng nhà trong dịp Tết Nguyên Đán.
Sự thay đổi tích cực
Hoa thược dược được dùng để chỉ sự thay đổi, đó là những sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Sự bình thản
Hoa thược dược đôi khi cũng được dùng để chỉ sự bình tĩnh, thái độ bình thản trước những khó khăn, áp lực và những thử thách của cuộc sống. Nếu những người thân, bạn bè của bạn đang gặp khó khăn, áp lực, hãy gửi tặng họ một bó thược dược để thay cho lời động viên, khích lệ.
Sự kiên định
Bên cạnh đó, hoa thược dược cũng là loài hoa đại diện cho sự tập trung, kiên định quyết tâm theo đuổi những dự định, kế hoạch đã đặt ra. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho sự tử tế và sự cam kết cho một mối quan hệ lâu dài, gắn bó.
-
Ý nghĩa trong phong thủy ngày Tết
Trong phong thủy cây hoa thược dược có ý nghĩa
- Hóa giải những vướng mắc trong tình yêu,
- Và đem lại may mắn, thành công cho cả gia đình.
Theo quan niệm truyền thống, hoa được tôn vinh là hoa tướng, sau mẫu đơn – hoa vương.
-
Cách trồng và chăm sóc cây hoa thược dược
4.1 Kỹ thuật trồng hoa thược dược
Đất trồng
Nên lựa chọn đất đen pha cát loại 1 hoặc loại 2. Nếu không có thể dùng đất vườn có độ tơi xốp
Cách nhân giống hoa thược dược
Hiện nay, hoa thược dược được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau bằng hạt, giâm cành và cấy mô. Mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Có 2 cách gieo trồng hoa thược dược phổ biến là:
-
Gieo bằng hạt giống hoa, nên mua hạt giống hoa ở những cửa hàng chất lượng uy tín, có xuất xứ rõ ràng, tỉ lệ nảy mầm cao. Đất trồng sau khi trộn đều phân bón và tưới nước để tạo độ ẩm cho đất, bạn gieo hạt lên lên và rắc một lớp đất nhẹ phủ lên trên. Sau khi gieo cần dùng bình xịt phun sương tưới hàng ngày để tạo độ ẩm cho đất, giúp hạt nhanh mọc mầm. Sau 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con, lưu ý nếu trời lạnh thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài hơn.
-
Giâm cành bạn cũng chuẩn bị đất trồng như ươm hạt. Chọn cành giâm khỏe mạnh, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Giâm cành lúc thời tiết mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm.
4.2 Kỹ thuật chăm sóc hoa thược dược
Để chăm sóc cây hoa thược dược ra hoa đẹp cần lưu ý như sau:
-
Ánh sáng: Cây hoa thược dược thích nghi với ánh sáng tự nhiên vì vậy cần đặt cây ngoài trời. Lưu ý trong quá trình cây phát dục thì chuyển cây vào chỗ nhiệt độ thấp và ít ánh sáng cây sẽ nhanh cho ra nụ và cho sai hoa.
-
Tưới nước: Có thể tưới cây 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
-
Phân bón: Trong quá trình cây hoa thược dược phát triển, 1 tuần nên bón phân 1 lần. Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ tốt hơn. Nếu trồng với diện tích lớn nên bón phân hữu cơ và phân chuồng hoai mục với số lượng lớn.
-
Phòng trừ sâu bệnh: Những loại sâu bệnh phổ biến đối với cây hoa thược dược là sâu ăn lá, sâu cuốn và nấm. Nhiều cây sẽ có bệnh đốm lá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy trong quá trình chăm sóc cần phát hiện kịp thời cây dấu hiệu của bệnh để tìm cách phòng diệt. Có thể dùng thuốc Zineb và Boocdo để tiến hành phun diệt trừ sâu bệnh gây hại cây hoa thược dược
-