KỸ THUẬT TỈA CÀNH VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY BƠ

Cây bơ thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất đỏ bazan, đất có khả năng thoát nước tốt.
Việc tỉa cành, tạo tán rất quan trọng trong việc quyết định năng suất bơ. Khi tỉa cành bà con sẽ tạo cho cây bơ có tán cân đối. Loại bỏ các cành sâu bệnh, cành không cho trái. Cành bị che nắng, giúp cây bơ khỏe mạnh. Tập trung dinh dưỡng ở những cành cho trái, cây không bị gãy cành khi gió lớn..

1. Tỉa cành, tạo tán:

Tạo tán: 

Từ năm thứ 2 bà con sẽ bắt đầu tiến hành tạo tán. Bà con nên để cây bơ có 1 thân chính, các cành cấp 1 của cây mọc cách mặt đất khoảng 70 – 80cm.  các cành của cây phân bố đều để tạo thành tán mâm xôi hoặc “ bàn tay xòe” .

Tỉa cành: 

Việc tỉa cành sẽ bắt đầu thực hiện trong suốt quá trình phát triển của cây (từ lúc cây được 1 năm tuổi). Bà con tiến hành cắt bỏ chồi vượt, cành mọc sát mặt đất. Còn đối với cây bơ  trong thời kỳ kinh doanh bà con có thể chia làm 2 lần tỉa cành chính: sau khi thu hoạch và trước khi ra hoa 2 – 3 tháng. 

Khi tỉa cành bà con loại bỏ các cành khô, cành sâu bệnh tấn công, cành không mang trái, cành che bóng…

Sau khi cắt tỉa cành xong bà con cần thu gom cành bơ để tiến hành phơi khô rồi đốt, tránh đẻ trong vườn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại tấn công đặc biệt là bọ xít muỗi.

KỸ THUẬT TỈA CÀNH VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY BƠ
KỸ THUẬT TỈA CÀNH VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY BƠ

2. Sâu bệnh hại trên cây bơ

2.1. Ghẻ quả trên cây bơ:
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bệnh ghẻ xuất hiện ở trên lá, chồi non, quả bơ . bà co có thể nhận biết bệnh ghẻ trên bơ: trên quả bơ có các vết xám, nâu, khi bệnh suất hiện sẽ liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn trên lá, quả. Bệnh ghẻ là giảm chất lượng của bơ, gây rụng trái, mẫu mã không đẹp.
2.2. Mọt đục cành :
Mọt phát triển nhiều vào mùa khô trên các cành non, cành tơ khiến cành bị khô. Mọt gây hại bằng cách xâm nhập vào cành thông qua các các lỗ nhỏ và đẻ trứng.  Cành  bị mọt tấn công sẽ có màu nâu sẫm, héo rũ, rồi khô và chết.
2.3. Rệp sáp:
Rệp sáp thường phát triển trong điều kiện nóng và ẩm, khi cây bị thiếu nước. Rệp đẻ trứng trên các kẽ, nách lá  non; chùm hoa, quả non. Rệp chích hút nhựa của lá, hoa, quả non làm khô trái, rụng lá, rụng hoa.
—————————
Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp; Hoa kiểng –  Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
📞 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
🎯 Đắk Lắk: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.