Giống Cây cau ăn trầu cho năng suất cao tại Siêu Thị Nhà Nông

Cây Cau Ăn Trầu là Giống Cây Trồng nhiệt đới với nhiều tác dụng và đem lại giá trị kinh tế cho người trồng. Thông thường Cây Cau từ 5 tuổi sẽ bắt đầu ra hoa, mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây Cau Ăn Trầu dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng có vụ nhiều quả, vụ ít quả. Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ chia sẻ với Bà con một số kinh nghiệm chăm sóc để Cau Ăn Trầu cho nhiều quả.

Cây cau lấy trái

  1. Cây Cau Ăn Trầu giống – Cây ăn quả ý nghĩa

    Cây Cau Ăn Trầu giống – Cây ăn quả ý nghĩa
    Cây Cau Ăn Trầu giống – Cây ăn quả ý nghĩa

    Quả Cau, lá trầu đã không còn xa lạ đối với phong tục tập quán của người Việt. Cây cau ăn trầu giống là loại cây lấy quả cau để ăn với lá trầu không, khác biệt với những cây cau trồng chỉ để làm cảnh. Ngoài lấy quả, cau ta còn có thể ứng dụng làm dược liệu chữa bệnh. Dáng thẳng đứng cùng chùm lá xòe rộng mềm mại, cây cau ta còn có ý nghĩa trang trí cảnh quan công trình. Cùng tìm hiểu về loại cây giống này sau đây.

  2. Những đặc điểm nổi bật của cây Cau ăn Trầu giống

    Cây cau ăn trầu còn được gọi tên khác là cây cau ta, cây cau ăn quả, cây cau lấy quả. Chúng có tên khoa học là Areca catechu L, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và phía Đông châu Phi. Dưới đây là các đặc điểm của cây cau ta:

    Đặc điểm hình thái của cây Cau ăn Trầu giống

    Dễ dàng nhận biết cây Cau ta bằng dáng cây cao và thẳng tắp. Đỉnh trên cùng của cây Cau chỉ có một ngọn, xòe ra nhiều bẹ lá với những chiếc lá dài. Chiều cao của Cau trưởng thành ở khoảng 15-20m, gốc cây có đường kính 10-15cm.

    Thân Cau là dạng thân cột, bẹ lá sẽ rụng dần và để lại vết tích trên thân cây.  Trên thân có các đốt, mỗi đốt là một dấu vết của bẹ lá cũ. Lá cau dạng kép, dài, có lông mịn, cuống bẹ to. Hoa cây cau màu trắng, nhỏ, hoa cái tạo quả.

    Quả Cau có dáng trụ nhỏ, vỏ nhẵn và khá cứng. Khi xanh, vỏ ngoài có màu xanh, chuyển vàng khi già và chín. Bên trong quả có hạt. Rễ cau mọc sâu vào lòng đất, chùm rễ lan rộng.

    Đặc tính sinh thái của cây cau ta

    Đặc điểm cây Cau ăn ta về sinh thái là sinh trưởng chậm, khả năng chịu hạn tốt. Trồng ở môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng có khả năng phát triển tốt. Có thể trồng Cau ở vườn, đất đồi núi hoặc các vùng đất đồng bằng, ven ao hồ.

  3. Giá trị sử dụng khi trồng cây cau ăn trầu giống

    Trồng cây Cau ăn Trầu giống mang đến nhiều ý nghĩa. Vậy, cụ thể, cây được sử dụng vào những mục đích gì. Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

    Thu hoạch quả cau để ăn trầu, làm vật phẩm

    Từ thời xa xưa, người Việt thường ăn quả cau cùng với lá trầu không. Chẳng thế mà đã dệt nên miếng trầu cánh phượng trong truyện cổ tích Tấm Cám; dệt nên câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”. 

    Chọn quả cau bánh tẻ, không quá non, không quá già, bổ thành miếng nhỏ. Gọt bỏ vỏ, đặt vào trong lá trầu không; thêm chút vôi, vỏ chay là có miếng trầu cau ăn liền.

    Quả cau còn gắn liền với văn hóa thờ cúng ngày lễ Tết; là vật phẩm dâng hương trong những nơi tâm linh, trong ngày ma chay. Cau cũng là lễ vật mang tính “tượng đài” cho ngày cưới hỏi, không thể thiếu trong sính lễ cưới.

  4. Kỹ Thuật Trồng Cây Cau Ăn Trầu

    Chọn Giống Cau Ăn Trầu

    Giống Cây cau ăn trầu cho năng suất cao tại Siêu Thị Nhà Nông
    Giống Cây cau ăn trầu cho năng suất cao tại Siêu Thị Nhà Nông

    Cây cau ăn trầu thường được nhân giống chủ yếu bằng cách ươm hạt. Nhà vườn cần chọn cây mẹ khỏe, xanh tốt dưới 8 năm tuổi, chọn những quả to, khỏe, để cho chín vàng mới thu hoạch và đưa vào ủ trong cát sạch để nảy nầm rồi đem cho vào bầu ươm. Theo kinh nghiệm dân gian chỉ dẫn nên chọn Cây cau ăn trầu đã cho thu quả 2 – 3 vụ và quả ở buồng cuối thì tỷ lệ nảy mầm và sức sinh trưởng của cây con sẽ cao hơn.

    Chuẩn Bị Đất Trồng Và Đào Hố

    Cây cau ăn trầu lúc nhỏ chịu bóng mát, khi lớn thì ưa sáng và thích hợp với những nơi đất ẩm, đất tốt giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, Bà con cần lưu ý  trồng cây cau ăn trầu vị trí phải có điều kiện ánh sáng tốt.

    Thời vụ trồng: vào thời điểm cuối thu khi cây giống nảy 2-3 lá mầm, bứng cau ra vườn trồng để khi sang xuân, gặp mưa dầm, cau bén rễ. Mỗi cây trồng một hố, hố được đào thành hình vuông rộng 70 cm, sâu 70 cm, khoảng cách các hố 1,7-2m. Mật độ trồng 2m x 2m đảm bảo cây nào hưởng đủ nắng, gió

    Bón phân lót: Cau ưa phân chuồng ủ mục, Bà con có thể bón thêm phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh.

    Tiến Hành Trồng Cây Cau Ăn Trầu

    Cây cau ăn trầu cũng như trồng những loại cây khác, khi cây cau giống đủ tuổi xuất vườn, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không bị sâu bệnh. Bà con đào một hố hình tròn ở chính giữa sau đó đặt cây cau con xuống hố và san đất xuống hố đến khi thấy đất được ½ cây con thì thôi.

    Sau khi trồng cây cau ăn trầu xong cần tưới nước ngay cho cây để đất ẩm cây bén rễ nhanh. Ngoài ra, bà con cũng lưu ý nên tạo hàng rào bảo vệ xung quanh cây con để tránh những loại gia súc, gia cầm hại cây.

    Đồng thời, bà con chú ý thường xuyên giữ ẩm cho cây bằng cách cung cấp đủ nước. Bón phân định kỳ và kiểm tra sâu bệnh cho cây sau khi trồng.

  5. Chăm Sóc Cây Cau Ăn Trầu

    Cây cau ăn trầu cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, vì trong bóng mát bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá nhanh rụng và chết.

    Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cây cau ăn trầu cần tưới nước đều, không để đất quá khô, định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

    Bón Phân

    Đổ vỏ ốc vào gốc cây:  Ngâm ốc vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết, lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cây cau ăn trầu có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây. Trong quá trình trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh.

    Phòng trừ sâu bệnh hại

    Cây Cau ăn trầu là một trong những giống cây ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bà con mua tại những vườn ươm có che lưới và thiếu ánh sáng thì mầm bệnh sẽ phát triển gây hại cho cây từ khi cây còn nhỏ. Cây cau ăn trái trưởng thành không nên trồng những nơi râm quá vì cây cau sẽ bị nấm hoặc rầy.

    Nếu phát hiện thấy cây cau ăn trầu đang bị nấm bà con cần dùng thuốc Vitamin để trị nấm nếu phát hiện thấy trên cây hoặc lá có ấu trùng côn trùng và biểu hiện trên trên ngọn bị xoăn bà con nên sử dụng thuốc trừ bệnh cho cây( tham khảo những nơi bán thuốc bảo vệ thực vật)

    Khi phun thuốc trừ sâu bà con lưu ý nên luân phiên đổi các loại thuốc để tránh tình trạng côn trùng quen dần và thích nghi với thuốc.


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Để lại một bình luận