Ngày Tết trăm hoa đua nở, nổi bật trong bức tranh sắc màu của Tết là những bông hoa thược dược rạng rỡ khoe sắc. Việc trồng hoa thược dược để chưng Tết từ lâu đã trở nên quen thuộc với chúng ta mỗi độ xuân về. Tuy nhiên để hoa thược dược nở đúng Tết. Bạn cần biết thời điểm trồng và cách chăm sóc hợp lý. Hãy cùng Siêu Thị Nhà Nông tìm hiểu cách trồng cụ thể qua bài viết sau nhé!
- Hạt Giống Cỏ Đổi Màu tại Siêu Thị Nhà Nông
- Cách trồng và chăm sóc cây muồng hoàng yến tại Siêu Thị Nhà Nông
-
Tìm hiểu cây hoa thược dược
Cây hoa thược dược có tên khoa học là Dahlia, là giống cây thân củ lâu năm, nở hoa về mùa hè và mùa thu, cây có nguồn gốc ở mexico,
cây thược dược được biết đến là giống cây có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh, thân cây rỗng bên trong, dòng cây thân thảo mọng nước, cây ra hoa nhiều, sau thời gian khi hết mùa, cây sẽ hình thành củ dưới gốc. Ta có thể nhân giống cây con từ củ của cây.
Cây được rất nhiều người biết đến, cây được chia làm 2 loại khác nhau trên thị trường, là giống hoa thược dược đơn và giống hoa thược dược kép. Với mỗi loại sẽ có mỗi đặc điểm khác nhau
Giống hoa thược dược đơn: là giống hoa có cánh đơn, màu sắc không đa dạng và rất nhanh tàn, số lượng hoa không có nhiều
Giống hoa thược dược kép: được biết đến là dòng cây có nhiều cánh hoa, màu sắc đa dạng vì vậy mà giống hoa thược dược kép được trồng với số lượng lớn. Được nhiều gia đình yêu thích.
Hoa thược dược có khá là nhiều màu sắc khác nhau, với mỗi màu sắc thường do độ PH ở mỗi địa phương khác nhau thì hoa sẽ khác nhau như: màu đỏ, màu nhung, màu cạm, màu cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trọng và còn nhiều màu sắc khác nữa mà chưa thể liệt kê hết được.
Đặc biệt là vào các dịp tết khi cây hoa thược dược khoe sắc đẹp. Bạn sẽ thấy rằng cây hoa sẽ mang đến sự thay đổi quan trọng. Và tạo nên sự khác biệt rất lớn đối với nhà có hoa thược dược nở đẹp.
-
Cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết
Cách trồng hoa thược dược lùn
Hoa thược dược lùn được trồng trong chậu. Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu đến vị trí cách miệng chậu 5 cm, hạn chế cho quá nhiều giá thể vì khi tưới nước giá thể sẽ văng ra ngoài làm hở gốc cây. Có thể trồng 1 cây, 3 cây hoặc 5 cây/chậu tùy kích thước chậu. Nếu trồng nhiều cây bạn cần lưu ý các cây phải cách thành chậu tối thiểu 5 cm để rễ được phát triển tốt nhất.
Cách trồng hoa thược dược bằng hạt
Bạn nên chọn nguồn hạt giống chất lượng và xử lý hạt giống trước khi gieo để tỉ lệ nảy mầm cao. Tùy vào điều kiện thời tiết mà sau khi gieo từ 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm. Có thể đem cây con đi trồng sau 20 – 25 ngày.
Thời gian từ lúc trồng đến khi ra hoa nếu trồng bằng hạt khá lâu nên cách trồng bằng hạt hiện không phổ biến. Chủ yếu được sử dụng trong việc lai tạo.
Cách trồng hoa thược dược bằng củ
Sử dụng củ hoa thược dược để tạo cây con bằng cách cách giâm củ đến khi củ mọc chồi thì tách chồi. Dưỡng chồi cho đến khi có từ 3 – 4 lá thật thì có thể đem trồng. Cách dưỡng chồi cũng tương tự như dưỡng cành giâm. Từ một củ giống có thể để tạo đến đến 40 đến 50 chồi.
Cách trồng hoa thược dược bằng giâm cành, bấm ngọn
Cách trồng hoa thược dược bằng giâm cành sẽ cho thời gian sinh trưởng ngắn nhất. Từ 90 đến 100 ngày ngày. Cách này cũng đơn giản, dễ làm nhất. Chọn từ cây mẹ cành bánh tẻ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Có chiều dài từ 6 – 8 cm để giâm. Cành giâm đạt chuẩn có từ 3 rễ và 3 – 4 lá thật là có thể đem trồng.
-
Chăm sóc hoa thược dược sau trồng
Tưới nước
Nước là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa thược dược. Có thể chia việc tưới nước theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 15 – 20 ngày sau trồng: do bộ rễ cây chưa hoàn thiện nên cần tưới 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm vào chiều mát để chậu luôn ẩm. Độ ẩm trong chậu duy trì từ 75 – 85%
- Giai đoạn cây sinh trưởng ổn định: nếu thời tiết khô ráo thì tưới một lần mỗi ngày. Nếu thời tiết ẩm ướt thì có thể không cần tưới, duy trì độ ẩm trong chậu từ 65 – 70%
Bón phân
Giai đoạn 15 – 20 và 40 – 45 ngày sau trồng là thời điểm bấm ngọn, tiến hành bón thúc bằng phân trùn quế và đạm cá để cây đủ dinh dưỡng phát triển cành lá, tạo tán.
Giai đoạn 70 ngày sau trồng đến khi hoa nở bạn nên bón thêm 1 – 2 lần dịch chuối để bổ sung Kali cho hoa lên màu đẹp, tươi tắn.
Phòng trừ sâu bệnh hại trên thược dược
Vụ Thu Đông thời tiết hanh khô nên hoa thược dược ít bị nấm bệnh tuy nhiên vẫn xuất hiện các loài gây hại như nhện đỏ, rệp ống,.. gây xoăn lá, héo lá, làm mất thẩm mỹ chậu hoa.
Để phòng trừ bạn nên ngắt bỏ những lá già héo úa, giữ cho chậu luôn được thông thoáng. Nếu bị gây hại trên diện rộng có thể sử dụng chế phẩm sinh học từ cây hoặc chế phẩm rượu tỏi ớt phun qua lá để phòng trừ.