1. Bộ phận dùng trên cây Sao Đen
2. Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, trong các rừng rậm. Cũng thường được làm cây bóng mát. Thu hái vỏ cây quanh năm. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học: Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ yếu là các acid damarolic và damaresen a và b. Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ tanin cao (14,57% của trọng lượng khô).
Nhựa dammar của sao đen có màu vàng nhạt đến vàng đỏ hoặc nâu sẫm. Có loại tốt gần như không màu. Tỷ trọng 0,900 (loại không màu), đến 1,055 (loại có màu), độ chảy 110°C (loại không màu), 141 °C (loại có màu), chỉ số axit 53, chỉ số xà phòng 81.
Thành phần chủ yếu của nhựa dammar sao đen là các axit damarolic và các damaresen α và β.
3. Vị thuốc
Sao đen (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị: Vỏ Sao đen có vị chát
Tác dụng: Có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm chắc chân răng.
4. Công dụng của cây Sao Đen
Người ta dùng vỏ Sao đen thay vỏ Chay để ăn trầu. Vỏ còn dùng chữa viêm lợi, áp xe lợi và trị sâu răng.
Ở Ấn Độ, nhựa cây dùng dưới dạng bột làm thuốc cầm máu. Cách dùng Có thể dùng vỏ khô ngâm rượu hoặc sắc nước đặc để ngậm.
– Ngâm rượu: Lấy vỏ sao cạo sạch lớp ngoài, cho vào rượu thường (30-40o). Sau vài giờ, ta được dịch chiết màu nâu đen hơi đỏ, ngả sang màu sôcôla. Dùng rượu này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 3 lượt liền, ngậm rồi nhổ nước đi.
– Sắc nước: Lấy 50g vỏ thêm 30ml nước cho vào đun sôi, giữ sôi trong 15 phút, dùng nước sắc súc miệng, ngậm trong 10-15 phút. Ngày làm 2-3 lần, dùng liền trong 3-4 ngày.
Vỏ cây sao đen được dùng ở nhiều nơi trong nước ta làm vỏ ăn trầu (trầu không).
Nhựa sao đen được chích trên thân và cành to. Người ta dùng nhựa sao đen trong công nghiệp sơn, vecni, công nghiệp thuốc ảnh.
>>> Xem thêm về Các loại hạt giống rau tại Siêu Thị Nhà Nông