Đinh lăng có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung. Ngoài ra còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ. Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng của cây đinh lăng nhé!
- Các loại cây Cau cảnh đẹp – Ý nghĩa, Đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc
- Cách thiết kế Cây dây leo giàn cuốn cho căn nhà của bạn
-
Giới thiệu giống cây đinh lăng
Đinh lăng ta của Việt Nam được ví như một loại Sâm hiếm có, bởi những công dụng đặc biệt mà nó mang đến, từ rễ, thân, cành , lá, củ…tất cả đều được sử dụng. Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược, gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát chữa đắp mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành chữa tê khấp, đau lưng…..
-
Bào chế cây Đinh lăng
Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5 lít rượu gừng 5% và 5 kg Mật ong cho 100kg dược liệu.
-
Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng cây đinh lăng theo Y học cổ truyền
- Vị thuốc Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi.
- Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.
- Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.
- Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
- Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
- Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.
Theo nghiên cứu Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam. Dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
- tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ
- tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ. Các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng. Sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.
Các nghiên cứu của nước ta cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
- Dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng có tác dụng kích thích miễn dịch. Tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
- Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.
-
Yêu cầu điều kiện sinh thái
Cây đinh lăng là cây lâu năm, ưa ẩm và ưa sáng những cũng có khả năng chịu hạn, cây chỉ không chịu được úng hạn. Cây đinh lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt. Và thường được trồng chủ yếu ỏ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ thích hợp để cây đinh lăng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 22 đến 23 độ C. Tuy nhiên cây đinh lăng lại có khả năng thích ứng khá cao và có ngưỡng nhiệt độ tối thiểu tới -2 độ C và ngưỡng nhiệt độ tối đa là 42 độ C.
Độ ẩm trung bình hàng năm cần đạt từ 82 đến 89%.
Lượng mưa trung bình trong năm cần đạt từ 1400 đến 2500 mm/năm.
Cây đinh lăng có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng có để sinh trưởng và phát triển tốt thì nên trồng trên vùng có đất ẩm, hệ thống thoát nước tốt với thành phần cơ giới trung bình, từ đất cát pha đến đất thịt. Nên trồng cây trên tầng đất dày khoảng 1m, đất có nhiều mùn, tơi xốp chẳng hạn như các loại đất feralit đỏ hoặc đất feralit giàu mùn trên đồi núi.
Cây đinh lăng không chịu được úng nên bà con tuyệt đối không trồng cây trên những vùng đất dễ bị ngập úng. Đất bí chặt và không có hệ thống thoát nước. Nếu trồng cây đinh lăng trên đất ruộng hoặc trồng trong vườn đất thấp cần lên luống rồi mới trồng cây.
Như vậy là bà con có thể tự kiểm nghiệm xem những đặc điểm sinh thái ở địa phương mình có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hay không rồi. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng nữa thì đảm bảo bà con sẽ nhận được năng suất cao từ cây đinh lăng.