Với lợi thế vùng đất đỏ bazan màu mỡ, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng. Và phát triển cây ăn quả, nông dân tỉnh Đắk Nông đã chọn nhiều loại cây ăn quả để dần thay thế các cây trồng kém hiệu quả. Tuy nhiên, do giá cả lên xuống thất thường và chưa chủ động được “đầu ra” sản phẩm. Nên nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Kỳ 1: Thực trạng phát triển cây ăn quả hiện nay
Chỉ trong vài năm trở lại đây, diện tích cây ăn quả tăng nhanh. Nếu như năm 2015 toàn tỉnh chỉ có 4.781ha cây ăn quả thì năm 2020 đã tăng lên 12.505ha. Trong đó, sầu riêng là 2.837 ha, sản lượng đạt khoảng 12.938 tấn; xoài 1.281 ha, sản lượng đạt 5.990 tấn. Và bơ khoảng 2.427ha ha, sản lượng đạt hơn 10 ngàn tấn. Những giống mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh. Và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương được nông dân đưa vào sản xuất. Như: xoài Đài Loan xanh, đỏ, xoài Thái, Úc, Bơ 034, Bơ hass Bơ Booth, sầu riêng Đô Na, nhãn hương chi, vải thiều…
Để phát triển bền vững vùng cây ăn quả, tỉnh Đắk Nông tiến hành quy hoạch các tiểu vùng cây ăn quả. Đó là vùng sầu riêng, bơ ở thành phố Gia Nghĩa. Xoài, sầu riêng ở huyện Đăk Mil. Vùng bơ tại huyện Đắk Song, Krông Nô, Đắk Mil. Xây dựng đượctrên 780 ha cây ăn quả được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Trong quá trình đầu tư phát triển cây ăn quả, nhiều địa phương xây dựng đề án, kế hoạch và lộ trình phát triển cây ăn quả theo hình thức trang trại tập trung. Hoặc nhóm hộ liền kề để tạo ra diện tích lớn, lựa chọn những cây ăn quả phù hợp phát triển.
Phát triển cây ăn quả là hướng đi hợp lý, đúng với xu thế phát triển nông nghiệp trong thời điểm hiện nay, tạo nên bức tranh nông nghiệp đa sắc màu.
Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất cây ăn quả trên bàn tỉnh còn mang tính tự phát, nhỏ, lẻ. Chưa mang tính hàng hóa, thiếu tính bền vững, không tuân thủ các đề án, kế hoạch. Và định hướng của ngành nông nghiệp.
Cùng với đó, diện tích trồng cây ăn trái theo quy mô gia đình. Trồng xen với nhiều loại cây khác trên cùng một diện tích, canh tác theo kinh nghiệm truyền thống dẫn đến giá trị sản xuất/1 ha đất nông nghiệp thấp. Sức cạnh tranh của hàng hóa hạn chế; chưa gắn sản xuất với chế biến. Và tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh nên cung vượt quá cầu.
Theo bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thì hiện nay. Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu còn nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa đồng đều. Và số lượng diện tích được cấp mã vùng trồng, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn VietGap, GlobalGap còn thấp. Khâu thu hoạch, bảo quản, sơ chế, nhãn mác, phục vụ tiêu thụ xuất khẩu vẫn còn hạn chế.
>>> Bài viết khác:
- Quy hoạch trồng MACCA tại Lâm Đồng và những chuyển động mới
- CÁCH PHÂN BIỆT CỎ LÔNG HEO VÀ CỎ NHUNG NHẬT
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho sản xuất trồng trọt còn nhiều bất cập. Vẫn còn nhiều nơi còn thiếu hệ thống thuỷ lợi, thiếu kho lạnh bảo quản.
Mối liên kết giữa 6 nhà còn hạn chế, sản xuất thiếu kế hoạch. Dẫn đến trong cùng một thời điểm có những loại sản phẩm bị dư thừa. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất.
Hiện nay cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến mùa thu hoạch chủ yếu tiêu thụ thị trường nội tỉnh và một số tỉnh trong nước. Trong khi đó, trái cây là sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn. Thu hoạch tập trung theo mùa vụ trong khi các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa rõ ràng, bền vững. Vì thế, người dân luôn đối mặt với nỗi lo “đầu ra” khi đến mùa thu hoạch.
Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và tồn tại nêu trên, đảm bảo“đầu ra” cây ăn quả tiêu thụ ổn định, bền vững sẽ được tiếp tục phản ánh trong kỳ 2 “Giải pháp để cây ăn quả phát triển bền vững”.