Cây giống Dừa Sáp

Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruộtdừa kemmakapuno

Dừa sáp là gì?

Là một phân loài dừa có:

  • Quả đặc ruột
  • Cơm dừa dày
  • Mềm dẻo
  • Béo hơn trái dừa thường
  • Nước dừa đặc lại trong veo như sương sa.

Dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh, Trà Vinh khoảng những năm 1960.

Có tài liệu khác cho rằng loại cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942

Do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống.

Do đột biến gene hoặc do điều kiện:

  • Thổ nhưỡng
  • Khí hậu
  • Thời tiết

Mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt

Trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Trên cây dừa sáp, chỉ những trái không có sáp mới có khả năng:

  • Tạo phôi
  • Tạo mộng
  • Mầm
  • Tạo ra cây dừa sáp giống
  • Những trái có sáp không thể để giống.

Do thụ phấn chéo, thế hệ cây con khó xác định về tính trạng và chất lượng trái.

Đặc điểm của Dừa sáp:

Giống cây dừa sáp

Việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô sẽ cho thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng.

Cây giống dừa sáp sinh trưởng khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

Cây dễ trồng, ít sâu bệnh và cho trái quanh năm.

Chịu được nắng hạn, ngập úng, nhiễm mặn và gió quanh năm.

Hiện nay có năm giống dừa sáp:

  • dừa sáp tròn
  • dừa sáp dài
  • dừa sáp có cạnh
  • dừa sáp vỏ xanh
  • dừa sáp vỏ vàng

Cây dừa sáp có dạng trái, màu sắc khác nhau cũng cho cơm dừa dày, mỏng khác nhau.

Quá trình phát triển của dừa sáp:

Ban đầu các buồng dừa sáp cơ bản giống dừa thường

Sau đó trên mỗi buồng thường có 2-3 trái chiếm khoảng 20-25% có ruột đặc, khác biệt với những trái dừa khác.

Các loại trái dừa nói chung thường trải qua vài giai đoạn.

Khi dừa còn non, cơm mềm dẻo, nước ngọt.

Khi già thì cơm dừa cứng lại, nước nhạt dần và có thể lên men.

Riêng dừa sáp thì sau khi trải qua giai đoạn:

  • Còn non với cơm dừa và nước dừa
  • Sẽ tiếp tục phát triển dày dần phần cơm dừa lên
  • Đến lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt
  • Có mùi thơm đặc trưng.

Cơm dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác

Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp

Những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác.

Công dụng của trái dừa sáp:

Dừa sáp được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát.

Dừa có độ dầu cao hơn dừa thường

Mùi thơm đặc trưng hơn nên có thể trở thành đặc tính quý ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Ngoài ra, như mọi loại dừa khác dừa sáp có thể sản xuất :

  • Cơm dừa
  • Mứt dừa
  • Kem dừa

Nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất

(rượu vang dừa, cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính).

Dừa sáp cho năng suất bình quân 200 – 300 trái/cây/năm (trung bình 1 tháng thu hoạch 1 lần).

Giá trị kinh tế của dừa đặc ruột này là cực kỳ cao, giá 200k 1 quả.

Đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài, tuổi thọ trung bình từ 20 – 30 năm.

Lợi ích kinh tế của giống cây dừa sáp

Hiệu quả kinh tế:

  • Cây dừa sáp là cây có thể đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài, khoảng trên 50 – 60 năm. Trung bình 26 ngày thu hoạch 1 lần.
  • Ít sử dụng phân bón và thuốc bảo về thực vật nên giảm được chi phí đầu tư.
  • Có thể trồng xen nhiều loại cây khác như: Cam, quýt, ca cao, … để khai thác hiệu quả hơn trên đơn vị canh tác xã hội.

Lợi ích xã hội:

Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai thác chuỗi sản phẩm từ dừa (trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ).

Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương, 

Các bộ phận của cây dừa đều tạo ra thu nhập.

Tạo sinh cảnh và bảo vệ môi trường:

  • Là cây chắn gió tốt, dông bão vẫn chịu đựng được.
  • Hình thái cây dừa có dáng đặc trưng nên được trồng tạo cảnh rất đẹp,
  • Cây dừa cũng có vị thế quan trọng trong chiến lược bảo về môi trường, phát triển kinh tế nông thôn, du lịch sinh thái…

Trung bình mỗi cây dừa sáp chỉ cho khoảng 20 – 25 % tỉ lệ là quả dừa sáp còn lại là dừa thường.

Tuy nhiên những quả dừa sáp đặc thì không nảy mầm được nên thông thường người dân dùng những quả dừa là dừa thường nhưng chung buồng với quả dừa sáp để ươm mầm làm giống.

Bạn hãy khám phá vùng đất nơi bạn sinh sống biết đâu rằng nó cũng là một vùng đất tốt, một vùng đất được thiên nhiên ưu ái thì sao!!!

=>> Xem thêm: Cây Cảnh Văn Phòng Phổ Biến và xinh nhất hiện nay

Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

 

Trả lời