Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện. Sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Bằng việc tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê. Bài viết phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến sự tăng trưởng kinh tế; và phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ đó, gợi mở một số đề xuất cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Theo TS. Bạch Hồng Việt (Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng)

Khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019;

Đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở 215 quốc gia. Theo thống kê, đến ngày 22/10/2020, thế giới ghi nhận 41.518.941 người mắc. 1.136.848 người tử vong tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiếp theo là Ấn Độ, thứ ba là Brazil. Tại khu vực ASEAN, Indonesia đã vượt qua Philippines trở thành là quốc gia dẫn đầu khu vực. Về tổng số trường hợp mắc và số bệnh nhân tử vong. Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 1.145 người, tử vong 35 người. Mỗi ngày, thế giới có hàng trăm ngàn ca mắc mới; hàng nghìn người tử vong và chưa có dấu hiệu chững lại; thậm chí lây lan nhanh tại một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia; hiện vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng; cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu; nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội; gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa; một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động; việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v. Bài viết tổng hợp thông tin và tập trung phân tích tác động của đại dịch Covid-19; đến tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số ý kiến.

1. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế gới và Việt Nam

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến ngày 22/10/2020; số người mắc COID-19 trên thế giới là 41.518.941 người mắc, trong đó 1.136.848 người tử vong. Đứng đầu thế giới là Mỹ với 8.584.850 ca nhiễm và 227.409 người tử vong; tiếp theo sau là Ấn Độ, Braxin, v.v. Ở khu vực ASEAN, Indonexia đã vượt Philippines trở thành nước dẫn đầu với 373.109 người nhiễm; 12.857 người tử vong. Việt Nam có 1.145 ca nhiễm, trong đó có 35 người tử vong (xem Bảng 1).

Bảng 1. Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam (tính đến 14h50 ngày 22/10/2020)

TT Quốc gia Số người nhiễm Số người tử vong
Thế giới 41.518.941 1.136.848   
1 Mỹ 8.584.850 227.409
2 Ấn Độ 7.708.947 116.681
3 Braxin 5.300.649 155.459
4 Nga 1.463.306 25.242
5 Tây Ban Nha 1.046.641 34.366
19 Indonesia 373.109 12.857
20 Philippines 362.243 6.747
53 Trung Quốc 85.729 4.634
165 Việt Nam 1.145 35

Nguồn: https://vimed.org/dich-virus-corona-covid-19-7974.html, truy cập 22/10/2020.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề “nóng”; được bàn luận nhiều nhất ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng Trung Quốc khá thành công trong khống chế; và kiểm soát dịch bệnh, đến ngày 17/10/2020, số ca nhiễm của Trung Quốc đứng thứ 53/215 quốc gia.

Sau 9 tháng lây lan, đến nay, theo WHO, tâm dịch Covid-19 đã chuyển từ châu Á sang châu Âu; sự bùng phát mạnh ở châu Âu có thể lý giải như sau: 

Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là những vùng khí hậu lạnh; rất thích hợp với sự phát triển của Covid-19. So với các quốc ở châu Á, châu Âu có tỷ lệ người già cao. Khả năng chống đỡ với bệnh viêm đường hô hấp kém hơn. Nên tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn. 

Thứ hai, hệ thống y tế công cộng ở một số quốc gia châu Âu như.  Pháp, Italia bị quá tải, thiếu nhân lực, thiếu thiết bị phòng chống.

Thứ ba, tâm lý chủ quan ở châu Âu lớn; công dân châu Âu luôn được đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân. Nhiều lãnh đạo các quốc gia châu Âu cho rằng, dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa như một số năm đã xảy ra. hủ trương để người dân tự thích nghi (không can thiệp, để thả tự do), tự miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, các quốc gia châu Âu đã chủ quan, thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời.

Thứ tư, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Schengen) cho phép người dân các nước được tự do đi lại, cư trú, điều đó kéo theo sự lây lan mầm bệnh Covid-19, loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường. 

Thứ năm, các quốc gia châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính trị nhiều hơn, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị. 

Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (23/01/2020), với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, bằng các biện pháp cách ly, truy vết, theo dõi và hạn chế người từ vùng dịch, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch. Sau 2 đợt bùng phát, đến 22/10/2020, có 1.145 người nhiễm Covid-19, trong đó 35 người tử vong. Mặc dù là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.

Với kinh tế thế giới, hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh, bị đình trệ. Báo cáo của IMF và WB (10/2020) dự báo kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm (từ -5,2% đến -4,4%). UNCTAD dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40% so với năm 2019 và tiếp tục giảm từ 5-10% trong năm 2021; WTO (10/2020) dự báo thương mại thế giới suy giảm khoảng 9,2% năm 2020. Lạm phát toàn cầu năm 2020 dự báo ở mức thấp (1,8-2%) do sức cầu còn yếu, giá dầu giảm mạnh và đứng ở mức thấp[1].

Trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, EU dự báo giảm -7,5%, Mỹ giảm -5,9%, và Trung Quốc tăng 1,2% GDP. Để ngăn chặn cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các quốc gia đều tung ra các gói hỗ trợ kịp thời. Cụ thể, Chính phủ Mỹ cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Ngày 01/10/2020, Hạ viện Mỹ đã chấp thuận gói cứu trợ Covid-19 trị giá 2.200 tỉ USD[2].

Chính phủ Trung Quốc, tại kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (28/5/2020) đã cam kết chi 4.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 559 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế, không kém gói kích thích kinh tế 826 tỷ USD của châu Âu[3].

Nếu tình hình còn khó khan, khả năng phải tăng qui mô các gói cứu trợ là không tránh khỏi. 

Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7). Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 và là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương. 

 Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%.

Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%. 

Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% của quý 1/2020.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch Covid-19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đoàn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay. Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu không có hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, trong quý 3, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới.

Theo Tổng cục Thống kê[4], tính chung 9 tháng năm 2020, GDP ước tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất so cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2020.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt gãy thương mại toàn cầu, nhưng cán cân thương mại tháng 9 tiếp tục thặng dư 3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất siêu 9 tháng đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2019.

Kinh tế trong nước đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 20,2% và chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước cũng có dấu hiệu tăng trở lại ngay khi đợt bùng phát thứ hai được khống chế (tháng 7/2020). Cụ thể:

  1. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản quý 3 tăng 2,93% so với cùng kỳ (tốt hơn nhiều so với mức tăng 0,04% của quý 1 và 1,8% quý 2), lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 1,84% (thấp hơn mức tăng 2,02% cùng kỳ năm trước); đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung. Nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục khẳng định vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, đồng thời duy trì nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch.
  2. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95% (cao hơn mức tăng của quý 2 là 1,69%), lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 tăng 3,08% (thấp hơn so với mức 9,36% cùng kỳ năm 2019) và đóng góp 58,35% vào mức tăng trưởng chung. Trong 9 tháng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,69%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm 2011-2020. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4%.
  3. Khu vực dịch vụ có dấu hiệu phục hồi mạnh, tăng 2,75% (so với quý 2 giảm -1,93%); lũy kế 9 tháng tăng 1,37% (thấp hơn so với mức tăng 6,85% cùng kỳ năm trước); đóng góp 28,03% vào tăng trưởng chung. Sau thời gian tăng trưởng âm, hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 9 tăng trở lại.
  4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng 8/2019 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.

  5. Hoạt động vận tải tháng 9/2020 có những tín hiệu tích cực hơn, tăng 6,8% lượng hành khách vận chuyển và tăng 4,5% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng 8/2020. Tính chung 9 tháng năm 2020, vận chuyển hành khách giảm 29,6% và vận chuyển hàng hóa giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019.
  6. Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất trong 9 tháng; với mức giảm 45,5% về lượng hành khách và 39,4% về lượng hàng hóa vận chuyển. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 388,73 tỷ USD; tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%. Khu vực kinh tế trong nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại 9 tháng tiếp tục xuất siêu, đạt mức 17 tỷ USD, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2019.  

Một trong những nhân tố tạo động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế là việc đẩy mạnh đầu tư công. Mặc dù, việc giải ngân vốn đầu tư công tuy chưa đạt mức kỳ vọng, nhưng tốc độ giải ngân tháng 9 và 9 tháng (đạt 59,7% kế hoạch) đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư công được tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng điểm, nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài (FDI), góp phần tăng tổng đầu tư phát triển và duy trì an sinh xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững.

Ngay từ những diễn biến đầu tiên của dịch Covid-19, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo đưa ra các gói hỗ trợ, chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc Covid-19.

Sự điều hành kịp thời của Chính phủ, thể hiện ở các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hướng đến sự phát triển bền vững, bao gồm[5]:

Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ – tín dụng nhằm cơ cấu lại. Giãn – hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng.

Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng. Với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% – 2,5%/năm.

Thứ ba, gói tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng.

Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.

Như vậy, tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế nước ta khá rõ. Tăng trưởng kinh tế đã suy giảm chạm đáy ở quý 2/2020, sau đó phục hồi. Và phát triển là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Cùng với việc tung ra các gói hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định an sinh xã hội.

3. Một số đề xuất cho tăng trưởng và phát triển bền vững thời gian tới

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế; và phát triển bền vững. Từ những chỉ số kinh tế vĩ mô của 9 tháng đầu năm. Như: tăng trưởng kinh tế đạt 2,12%, tỷ lệ lạm phát đạt 3,2%. Thặng dư thương mại gần 17 tỷ USD, v.v. cho thấy những tín hiệu phục hồi và phát triển khá rõ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đây là những tín hiệu trong tương lai. Cho thấy sự phục hồi kinh tế của Việt Nam được củng cố. Và trở nên mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5-3,0% trong năm 2020. Triển vọng kinh tế trong trung hạn và dài hạn rất tích cực. Bên cạnh việc tham gia các hiệp định thương mại song phương; và đa phương sẽ giúp nền kinh tế phục hồi, Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển. Hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Vượt Singapore và Malaysia. GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 340,6 tỷ USD. Vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD.

Theo Báo Bưu điện ASEAN (The Asean Post) dự báo. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực và có thể đạt tăng trưởng 2,9% vào năm 2020. Việt Nam đang có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của đại dịch Covid-19 nhờ 3 lý do[6].

Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp giảm thuế. Hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai, Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các thủ tục hành chính. Tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng. Hiện vẫn đang tăng lên (FDI trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so với 720 triệu USD của tháng 8/2020). Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đáng chú ý, 4 năm qua, có tới gần 1 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới.

Ðể đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn. Và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. Trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%).

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất. Chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn. Có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng. Và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động nguồn hàng. Khi thị trường thế giới mở lại bình thường. 

Thứ tư, duy trì và tăng qui mô gói hỗ trợ người dân. Và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Hiện gói hỗ trợ quy mô 62 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được 13 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu cho đối tượng là người lao động, còn các doanh nghiệp khó tiếp cận do thủ tục khó khăn.

Thứ năm, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch. Tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp;

Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:

✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;

✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.

—————

🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG

♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống

📞 0977.35.42.79

✉️ info@sieuthinhanong.com.vn

🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng

🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Trả lời