Một chậu hoa Dạ Yến Thảo là không thể thiếu nếu bạn muốn trang trí không gian sống của mình thêm màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, hoa muốn đẹp còn phụ thuộc vào bàn tay người trồng. Bởi mỗi loài hoa đều có cách vun trồng và chăm sóc riêng. Bài viết đây của Siêu Thị Nhà Nông sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các đặc tính. Và cách trồng cây hoa Dạ Yến Thảo sao cho cây ra hoa nhiều và đẹp.
Đặc Điểm và Nguồn Gốc của Hoa Dạ Yến Thảo
Dạ Yến Thảo có những nét đặc trưng riêng về hình thái và sinh thái. Mà người trồng cần phải nắm rõ. Hoa Dạ Yến Thảo là cây thân thảo mềm mại, đường kính thân nhỏ tầm 5mm. Chiều dài thân chỉ khoảng 50-60cm nên không thích hợp để trồng từ dưới đất. Và uốn vào giá đỡ như các loài thân leo khác. Cành nhỏ, mọc rậm, xen kẻ khắp thân, làm cho cây thêm xum xuê.
Người ta thường trồng cây hoa Dạ Yến Thảo trong chậu treo và để thân buông rủ. Xòe tròn xung quanh chậu trông rất tự nhiên. Dạ Yến Thảo cũng có thể trồng thành bụi để trang trí lối đi và khu vườn. Lá hình xoan nhỏ nhưng mọc nhiều đầy cành. Lá mềm, có màu xanh bóng. Hiện nay Dạ Yến Thảo có hơn 150 màu sắc khác nhau. Một phần là màu gốc và phần lớn là nhờ vào công nghệ nhuộm màu hoa. Có hai dòng hoa chính là Dạ Yến Thảo đơn và Dạ Yến Thảo kép:
- Hoa đơn: Chỉ có một cánh hoa mỏng, thuôn dài ở gốc và loe rộng ở đỉnh, hình phễu tựa hoa Loa Kèn. Đường kính hoa nhỏ (khoảng 5-7cm) nhưng mọc rộ, lại thêm màu sắc rực rỡ vô cùng bắt mắt. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dòng hoa này ở nhiều nơi vì hoa dễ trồng, không quá kén môi trường sống và có giá thành rẻ.
- Hoa kép: Hình dáng hoa hoàn toàn khác với Dạ Yến Thảo đơn, hoa có nhiều lớp xếp chồng giống với hoa hồng, cánh hoa gợn sóng. Hoa to với đường kính lên đến 13cm, cánh hoa thường được nhuộm 2-3 màu để tăng thêm phần lộng lẫy.
Lưu ý về các ưu, nhược điểm của cây hoa Dạ Yến Thảo sẽ giúp bạn định hình được cách trồng và chăm sóc sao cho cây hoa phát triển tốt nhất.
Ưu điểm: Mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng cây hoa Dạ Yến Thảo có môi trường sống rất đa dạng, cây dễ trồng và mau ra hoa.
Nhược điểm: Cây hoa chỉ phát triển tốt nhất trong khoảng 3-4 tháng đầu, sau đó có hiện tượng yếu dần, ra hoa nhỏ và ít, lá nhăn nheo, héo úa và rụng nhiều.
Điều này đòi hỏi người trồng phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời để duy trì sự sống. Thân, cành, lá, hoa đều tương đối mỏng manh nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như gió lớn, mưa bão, nắng quá gắt, sâu bệnh… Cành lá mọc dày đặc gây khó khăn trong việc hấp thụ ánh sáng. Và chất dinh dưỡng, dẫn đến hoa mọc không đều về kích thước cũng như mật độ phân bổ hoa giữa các cành.
Tham khảo thêm nhiều sản phẩm đẹp và dịch vụ điện hoa uy tín tại: https://sieuthinhanong.com.vn
Cách Trồng và Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo
Dưới đây là một vài gợi ý về cách trồng và chăm sóc cây hoa Dạ Yến Thảo. Được nhiều người làm vườn áp dụng.
Lựa chọn hạt giống hoa tốt: Để tiết kiệm chi phí, đa số mọi người chọn mua hạt giống nhập từ Trung Quốc. Nếu chọn mua ở những nhà vườn uy tín thì hoa vẫn lên đẹp nhưng hoa không đa dạng về kiểu dáng và thường chỉ có một màu. Hạt giống của các nước châu Âu như Đức, Nga hoặc Ba Lan có hoa mix màu, hoa đơn hoa kép đều có đủ, kích cỡ hoa cũng to hơn.
Đất trồng: Dạ Yến Thảo ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì vậy đất cần phải đủ ẩm và thoát nước tốt. Chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Đất cần được trộn với phân giàu đạm để cây khỏe, ra hoa đẹp hơn.
Người ta thường ươm hạt trong khay nhiều ngăn nhỏ. Để ở nơi mát mẻ thoáng khí. Qua tầm một tuần cây sẽ nảy mầm, đến khi cây có khoảng 4-5 lá non thì chuyển qua chậu. Hoặc trồng trên đất tùy ý. Ở công đoạn này cần thường xuyên tưới nước 3-4 lần/ngày.
Nếu đã hiểu rõ về các đặc tính sinh thái của hoa. Người trồng dễ dàng nắm bắt được cách giữ cho hoa luôn tươi tốt. Đầu tiên phải kể đến là nơi trồng hoa. Lựa chọn nơi có nhiều ánh sáng nhưng phải có biện pháp che chắn khi trời quá nắng hoặc mưa to, gió lớn.
Việc tưới nước phải thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày. Thường xuyên kiểm tra xem hoa có hiện tượng vàng lá. Rụng nhiều và cánh hoa nhăn nheo – dấu hiệu của việc thiếu nước hoặc dinh dưỡng, để bổ sung kịp thời. Cắt tỉa những cành mọc không đều để tạo hình bụi cây. Đồng thời tạo sự thông thoáng cho cây quang hợp. Bấm ngọn để cây được trẻ hóa, nảy thêm chồi non, từ đó mà cho nhiều hoa hơn.
>>> Xem thêm về Ý nghĩa và công dụng tuyệt vời của hoa Dạ Yến Thảo