Đặc điểm và các cách nhận biết cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây gỗ sưa đỏ. Cây trắc thối, cây huỳnh đàn, là một loại cây gỗ quý đem lại nhiều giá trị cao cho con người. Không chỉ mang giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ mà cây sưa đỏ. Còn được sử dụng để làm đồ trang trí nội thất trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách phân biệt được loại cây này.

Đặc điểm cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ hay còn được gọi là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê. Là loại cây thân gỗ thuộc họ Fabaceae và có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis. Cây sưa đỏ thuộc cây gỗ nhóm IA – nhóm gỗ cực kỳ hiếm.

Thân cây chắc, có tuổi thọ cao, vỏ cây có màu nâu, cao từ 6 – 12m. Có khả năng sinh trưởng bình thường. Cây có tán lá rộng, lá có dạng kép hình lông chim lẻ. Và thường mọc đan xen nhau. Mỗi lá kép có từ 9 – 15 lá chét mọc so le trên cuống chính, mặt dưới của phiến lá có màu tái trắng.

Cay Sua Do
Đặc điểm và các cách nhận biết cây sưa đỏ

Hoa cây sưa đỏ có màu vàng nhạt, thường mọc theo chùm, mọc từ nách lá, cây sẽ ra hoa khi lá đã mọc đầy đủ. Hoa có kích thước từ 6 – 10mm, có mùi thơm nhẹ, thường nở vào khoảng tháng 2 – tháng 3. Quả có dạng hình thuôn dài, mọc theo chùm, dài khoảng 5 – 8cm. Rễ cây thường ăn sâu xuống lòng đất nên còn được sử dụng như một loại cây giống bảo vệ môi trường khỏi lũ lụt, thiên nhiên,…

Gỗ cây sưa đỏ có màu bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp, có thớ gỗ mịn nên có giá trị kinh tế cao khi sử dụng làm đồ nội thất trong nhà. Ngoài ra, thớ gỗ sưa đỏ sẽ có mùi hương trầm khi bạn ngửi gần hoặc đốt nó lên. Chính vì thế, cây gỗ sưa đỏ được xếp vào hàng gỗ quý cần được bảo tồn.

Cách nhận biết cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ không chỉ được xem là loại cây cảnh công trình giúp thanh lọc không khí mà còn cây gỗ sưa đỏ thuộc hàng gỗ hiếm đem lại giá trị kinh tế cao. Chính nhờ những giá trị của cây sưa đỏ này nên nó càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn nên biết cách nhận biết cây sưa đỏ và sưa trắng để tránh bị nhầm lẫn:

Phan Biet Sua Do
Đặc điểm và các cách nhận biết cây sưa đỏ

 

 

Đặc điểm nhận dạng Cây sưa đỏ Cây sưa trắng
  • Lá mọc so le nhau, dài từ 15 – 30cm, cuống dài từ 10 – 20cm và không có lông.
  • Lá cây sưa đỏ có mùi hắc khi vò nát.
  • Lá mọc đối xứng nhau, thường không có lá mọc cách so le.
  • Khi vò nát lá cây thì không có mùi hắc.
Hoa
  • Hoa cây sưa đỏ thường mọc thành chùm, cánh nhỏ và có màu vàng nhạt.
  • Hoa cây sưa trắng thì có cánh lớn, màu trắng.
Thân và quả
  • Thân cây sưa đỏ thường xù xì, mốc, cây già vỏ sẽ bị nứt dọc.
  • Quả cây sưa đỏ mọc thành chùm, đốt lên thì có mùi thối nồng nặc (đó là lý do vì sao cây sưa đỏ còn được gọi là quả thối hay cây trắc thối).
  • Thân cây sưa trắng thì có màu xanh, nhẵn.
  • Quả thường mọc đơn, khi đốt thì không có mùi gì đặc biệt.
Vâng
  • Gỗ có màu đỏ bã trầu, thớ gỗ mịn, vân nổi lên từng lớp đặc trưng.
  • Gỗ xưa trắng có màu trắng lẫn đỏ, thớ gỗ mịn. Tuy nhiên không đẹp bằng gỗ sưa đỏ.

Có thể nói, nếu nhìn qua hình ảnh cây sưa đỏ thì chắc chắn nhiều bạn sẽ rất khó nhận biết được cây sưa đỏ nếu không phải là con nhà vườn. Tuy nhiên, với những đặc điểm phân biệt ở trên thì các bạn có thể dễ dàng nhận biết được rồi.


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Hoa kiểng –  Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Để lại một bình luận