Tiêu là một cây trồng có giá trị kinh tế cao và đang được phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Cây tiêu có thể cho năng suất từ 2-3 tấn/ha. Và nếu được thâm canh thật tốt tiêu có thể cho năng suất 4-7 tấn/ha. Để đạt được năng suất cao thì ngoài vấn đề giống trồng và các biện pháp chăm sóc khác. Ta phải cung cấp cho cây đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tiêu là cây có quan hệ họ hàng với cây trầu (trầu không) và có đặc điểm là rất ưa đất gần trung tính. Có phản ứng rất tích cực với việc được bón vôi.
Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp (đất chua) cây rất dễ bị bệnh và năng suất, chất lượng đều giảm sút. Để tăng cường sức sống của cây ta nên thường xuyên kiểm tra độ pH đất. Và nếu pH thấp hơn 5,5 nên dùng vôi để cải tạo hay bổ sung canxi cho đất. Có thể dùng lân nung chẩy và lân super bón cho tiêu để nâng cao hàm lượng canxi trong đất.
Nếu bón lân nung chẩy, ngoài lân và canxi ra ta còn cung cấp cho đất một lượng Magie đáng kể (khoảng 18% MgO).
Nếu bón bằng lân super ngoài lân và canxi ra ta còn cung cấp cho cây một lượng Lưu huynh rất quý (khoảng 12-14% S). Ngoài canxi ra cây tiêu cũng rất cần nguyên tố vi lượng kẽm. Vì vậy trong quy trình bón phân cho tiêu ngoài phân NPK và phân chuồng ra ta nên chú ý bón vôi và phun vi lượng kẽm cho cây.
Theo tổng hợp của PGS. TS. Phan Quốc Sủng thì một số công trình nghiên cứu cho thấy, nếu bón NPK theo tỷ lệ 10-24-16 cùng với bón vôi đã cho năng suất 6,7 tấn hạt tiêu khô/ha. Trong khi đó cũng lượng NPK này nhưng không bón vôi chỉ cho năng suất 5,3 tấn. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của kẽm trong thâm canh tiêu. Nếu bón NPK + vôi cho năng suất 6,7 tấn/ha thì công thức bón như trên + phun vi lượng kẽm đã cho năng suất 7,4 tấn/ha.
1. Có thể dùng Phân bón cao cấp Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE để hạn chế bệnh cho tiêu
Về lượng phân và cách bón cho tiêu PGS. TS. Phan Quốc Sủng đã tổng kết dựa trên các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:
– Lượng đạm nguyên chất tối đa không quá 200 kg/ha/năm.
– Lượng lân tối đa không quá 300 kg P2O5/ha/năm.
– Lượng kali tối đa không quá 250 kg/ha/năm.
Tổng lượng phân trên được chia 3-4 lần bón:
– Lần 1: Bón đầu mùa mưa với 25% lượng phân cả năm.
– Lần 2 và 3: Bón trong mùa mưa, cách nhau 2 tháng với 50% lượng bón cả năm.
– Lần 4: Bón vào mùa khô với 20 – 25% lượng bón cả năm.
Lần bón thứ 1 giúp thúc đẩy quá trình ra lá non và chùm quả non. Lần bón 2 và 3 là để thúc đẩy cây tăng trưởng và nuôi quả non. Lần bón 4 để duy trì sự phát triển và nuôi quả lớn, tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho phân hóa mầm hoa vụ sau.
2. Cách bón phân có thể tóm tắt là:
– Lần 1 và lần 4 bón theo rãnh ở mép tán, với độ sâu rãnh 10 cm, rải phân đều và lấp đất.
– Hai lần bón trong mùa mưa chỉ rắc phân đều trên bề mặt đất quanh vùng tễ, đặc biệt là quanh mép tán, xong dùng bàn cào sắt cào nhẹ cho phân trộn lẫn vào đất. Tránh cuốc sâu làm đứt rễ cây.
– Nếu có bón vôi nên kết hợp với bón lần 1, với liều 300-400 kg vôi bột/ha hoặc 800-1000 kg Dolomite.
– Có thể dùng lân dưới dạng lân nung chảy hoặc lân super để bón đồng thời lân, canxi, magie. Hay lân, canxi và lưu huỳnh cho cây vơi liều bón khoảng 800-1000 kg/ha.
Nếu bón cách này nên trừ đi lượng lân cần bón trong phân NPK.
– Phun phân vi lượng kẽm bằng những loại phân bón lá giầu kẽm. Hoặc phun sulphate kẽm với nồng độ khoảng 0,5% từ 2-4 lần/vụ.
Sử dụng Phân Hiếu Giang Better NPK 12-12-17-9+TE Để sai trái và chống rụng trái