Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!
Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
0977.35.42.79
info@sieuthinhanong.com.vn
Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.
Xem thêm:
Tiêu Vĩnh Linh được xem là một giống tiêu có tiềm năng tại Việt Nam. Tiêu có lá hình thon dài, màu xanh hơi đậm. Giống tiêu Vĩnh Linh tương đối khỏe, kháng bệnh tốt, cho khả năng phát triển tốt, cành vươn rộng, khả năng phân cành nhiều. Thông thường, mỗi gié hoa có chiều dài từ 8 – 11 cm. Tiêu Vĩnh Linh cho năng suất cao, bởi quả đóng dàu trên gié.
Đây là một giống tiêu tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội là không phải giống tiêu nào cũng có. Tiêu Vĩnh Linh thường thu hoạch vào tháng 2 – 3 hàng năm. Tuy nhiên, so với các giống tiêu khác thì tiêu Vĩnh Linh thường cho quả muộn hơn 1 năm.
Hiện nay, tiêu Vĩnh Linh được trồng nhiều ở Quảng Trị, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Gia Lai,… Tiêu cho năng suất thu hoạch khá cao, thường từ 7 – 10kg/1 trụ.
Giống tiêu này cũng khá dễ trồng, chỉ cần bà con nắm vững cách trồng tiêu Vĩnh Linh thì thu hoạch với năng suất cao là điều quá dễ dàng.
1. Yêu cầu đất trồng tiêu
Tiêu Vĩnh Linh rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường, đất,… Do đó, đất đảm bảo các yêu cầu sau thì bà con có thể trồng tiêu Vĩnh Linh ổn định.
Lưu ý, trên đây là các loại đát đất chưa trồng trọt. Với những khu đất chuyển đổi canh tác từ cà phê, ca cao,… sang trồng tiêu thì bà con cần xử lý đất thật kỹ trước khi trồng.
2. Chọn trụ trồng tiêu
Tiêu sẽ được trồng trên 1 trong 2 loại trụ: trụ sống và trụ chết.
Mỗi loại trụ sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng, bạn sẽ lựa chọn loại trụ phù hợp nhất.
+ Với trụ chết:
Trụ chết được đúc bằng bê tông, gạch hoặc trụ từ gỗ. Ưu điểm lớn nhất của trụ này là không phải chờ đợi mà có thể trồng tiêu ngay, mật độ trồng dày. Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá cao, không thể che mát cho cây, mức độ bám rễ khá kém.
+ Trụ sống:
Tiêu Vĩnh Linh thường được dùng cây muồng đen, cây gòn,… để làm trụ sống. Khác với trụ chết, tiêu Vĩnh Linh được trồng trên trụ sống cho khả năng phát triển tốt, bám rễ tốt, che mát cho cây, cho phí đầu tư thấp.
Tuy nhiên, bà con cần phải chờ khoảng thời gian để trụ sống đủ lớn mới trồng được tiêu. Đồng thời, tốn công sức tỉa cành tạo tán.
Để đảm bảo an toàn, bà con cần cày xới đất, thu gom rễ, rác. Đồng thời, trồng câu họ đậu từ 2 – 3 vụ rồi mới trồng tiêu. Cách này có tác dụng lấy lại độ đạm cho đất.
3. Mật độ trồng tiêu
+ Trụ sống:
Mật độ trồng phù hợp là 3m x 3m. Tức là khoảng 1100 trụ/1 ha
+ Trụ chết:
Với trụ chết, mật độ trồng hợp lý nhất là 2,5m x 2,5m. Tức khoảng tầm 1600 trụ/1 ha.
Nếu bà con trồng 1 hàng trụ sống xen kẽ với 1 hàng trụ chết thì sẽ trồng với mật độ 2m x 2,5m.
Lưu ý, khi trồng tiêu, bà con không được trồng vượt quá mật độ 2000 trụ/ 1 ha.
4. Cách xuống giống tiêu con
Đầu tiên, bạn cần đào hố và bón lót. Hố để trồng có kích thước 60cm x 60cm x 60cm hoặc 40cm x 40cm x 40cm, tùy vào trường hợp bạn trồng đơn hay đôi.
Bạn sẽ tiến hành bón lót khoảng 15kg phân chuồng hoại mục + 0,3kg vôi bột + 0,3 – 0,5kg phân lân. Tất cả sẽ được trộn đều với đất, sau đó lấp đầy hố lại.
Để đảm bảo an toàn, bạn cũng đừng quên xử lý hố bằng 0,1% Confidor 100SL hoặc 30g Marshal 5 G hoặc 20 – 30g Basudin 10H. Lưu ý, liều lượng này chỉ tính trên 1 hố.
Hố trồng sẽ được chuẩn bị ít nhất 15 ngày trước khi trồng.
Khi trồng, bạn hãy tháo bầu và đặt bầu ươm vào hố. Bà con nên trồng bầu ngang với mặt đất, tuyệt đối không nên trồng âm nhé.
Sau khi trồng, bà con cần tưới nước để bổ sung độ ẩm cho tiêu con. Tuy nhiên, bạn cũng cần tưới lượng nước vừa đủ, không nên lạm dụng quá, tưới quá nhiều.
Sau khi trồng nếu trời không mưa phải tưới nước bổ sung. Lượng nước tưới vừa đủ không nên tưới nhiều.
Đồng thời, cây con cần được che nắng trong thời gian đầu. Do đó, bạn hãy che nắng cẩn thận bằng máu che. Nếu trồng bằng trụ sống thì tiêu Vĩnh Lương sẽ đảm bảo độ che nắng tốt từ cây sống.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu
Cây tiêu thường bị nhiễm các loại bệnh và có khả năng lây lan khá nhanh. Chính vì thế, bà con cần bón phân, phun thuốc hợp lý để hạn chế xảy ra tình trạng này.
Để phòng tránh dịch bệnh tối đa, bạn cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn giống cây trồng. Chắc chắn rằng, giống tiêu Vĩnh Linh được chọn không bị nhiễm bất kì loại nấm hay dịch bệnh nào.
Ngoài ra, không được trồng tiêu tại các vùng đất nhiễm dịch bệnh, chưa được xử lý, tiêu diệt nấm bệnh.
Đồng thời, bạn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình phát triển của cây, xử lý kịp thời khi phát hiện dịch, bệnh. Thường xuyên sử dụng phân hữu cơ, bón phân vô cơ cân đối để tăng đề kháng, phòng chống dịch bệnh, sâu bọ trên cây tiêu.
Như vậy, cách trồng tiêu Vĩnh Linh hết sức đơn giản. Bởi cây có khả năng kháng bệnh, phát triển tốt nên bà con sẽ bớt tốn nhiều công sức trong việc trồng và chăm sóc cây tiêu Vĩnh Linh. Chúc bà con thành công!
Cách trồng tiêu Vĩnh Linh hiệu quả, tăng cao năng suất gấp 3 lần so với các loại tiêu khác. Những lưu ý khi trồng và chăm sóc tiêu Vĩnh Linh bạn cần biết.
>>>>> Xem thêm về Các đặc điểm của giống điều cao sản PN1