Cây nguyệt quế được nhiều gia đình trồng làm cảnh vì hoa có mùi thơm đặc trưng và dễ trồng, cây còn có ý nghĩa về phong thủy. Cùng Siêu Thị Nhà Nông tìm hiểu nhé!
- Hạt giống xà lách xoăn tím – Cách trồng xà lách thủy canh
- Cung cấp cây giống xoài Úc tại Siêu Thị Nhà Nông
-
Về nguồn gốc và đặc điểm của cây Nguyệt Quế phong thủy
Cây Nguyệt Quế có tên khoa học: Laurus Nobilis L., là loại cây thuộc họ Long não (Lauraceae). Nguyệt Quế có nguồn gốc từ Đông Âu và vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam. Cây được trồng tại một số tỉnh miền Nam và Nguyệt Quế hiện đang là cây cảnh rất được ưa chuộng.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện 3 loại cây Nguyệt Quế bao gồm: Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn, Nguyệt Quế Lá Lớn và Nguyệt Quế Lá Nhỏ. Trong 3 loại Nguyệt Quế này thì loại cây Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn mang đến nhiều giá trị về thẩm mỹ và kinh tế.
Nguyệt Quế là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng từ 2 cho đến 6m. Thân Nguyệt Quế khi non sẽ có màu xanh rất đẹp. Càng về già thì màu xanh của thân cây sẽ chuyển sang màu nâu rồi đến xám nhẵn bóng. Bởi thế đã có rất nhiều người nhầm lẫn giữa loài cây cảnh này với thân của cây Bưởi.
Lá Nguyệt Quế mọc xen kẽ theo thân cây. Lá cây khá dài, bóng nhọn và nó có hình bầu dục hẹp. Khi cây Nguyệt Quế ra hoa sẽ có mùi hương vô cùng thơm, dịu nhẹ. Mỗi cụm sẽ mọc khoảng 8 bông hoa và nó được mọc ra từ nách của lá. Mỗi bông hoa sẽ có 5 đài màu xanh cùng với 5 cánh màu trắng, đồng thời nó có 10 nhị và 1 bầu nhụy hình cầu ở trên đỉnh. Hoa của cây Nguyệt Quế có đường kính khoảng từ 12 – 18mm và nó thường được uốn cong về phía sau.
Còn quả của cây Nguyệt Quế có hình giống như quả trứng. Đây là loại quả mọng nước có màu đen và nó dài khoảng 1cm. Bên trong quả Nguyệt Quế chứa một hạt và khi quả chín, hạt đó sẽ có màu xanh đỏ.
-
Ý nghĩa phong thuỷ
Nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn là cây sẽ mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến may mắn cho gia đình.
Cây nguyệt quế còn có mùi thơm sẽ làm tinh thần các thành viên trong gia đình thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.
-
Công dụng ít ai biết đến của cây Nguyệt Quế
Làm cây cảnh Bonsai
Cây Nguyệt Quế Bonsai thường được trồng để làm cây cảnh trước cửa nhà, trang trí hàng lang văn phòng hoặc làm bonsai để bàn…
Y tế
Nguyệt Quế được dùng để làm thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng Nguyệt Quế để: Chống viêm nhiễm, giảm đau, chống co giật…
Gia vị
Lá cây Nguyệt Quế (lá Nguyệt Quế khô) được dùng để là gia vị nấu ăn. Bởi vì lá Nguyệt Quế có một mùi thơm rất chi đặc biệt. Khiến cho hương vị của các món ăn trở nên ngon, hấp dẫn hơn. Bạn nên lưu ý trước khi ăn phải lấy lá ra.
Hương liệu
Ngoài ra Nguyệt Quế còn được dùng để chiết xuất ra tinh dầu với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, làm đẹp và đuổi côn trùng,… rất hiệu quả, có giá trị kinh tế cao.
-
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Bất cứ loài cây nào cũng vậy, muốn cây xanh tươi, phát triển phải biết cách chăm sóc. Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc của cây nguyệt quế như thế nào? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.
Cách trồng cây nguyệt quế tại nhà
Có 4 phương pháp phổ biến để trồng cây nguyệt quế: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để trồng cây nguyệt quế phong thủy là ghép mắt.
Đầu tiên, phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiếp theo,
- Chiết cành: Người trồng cây phải chọn cành bánh tẻ, không quá già và đã ra hoa được 1 hoặc 2 lần.
- Giâm cành: Thời gian thích hợp để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8. Nên chọn cành bánh tẻ có vỏ nâu, xám và dùng chất kích thích sinh học để cây dễ ra rễ.
- Gieo hạt: Cách này ít được áp dụng do tỉ lệ nảy mầm thấp.
- Ghép mắt: Gốc ghép cây phải mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh. Đặc biệt không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập. Sau đó tách mắt ghép có kích thước phù hợp để ghép vào.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
- Sau một thời gian, quan sát thấy cây kém tươi hoặc nhiều rễ con trồi lên mặt đất là dấu hiệu đất cằn cỗi, hết chất dinh dưỡng cho cây, do đó nên thay đất hoặc đổi chậu bằng cách bỏ đi 1 phần 3 lượng đất cũ và thêm vào đất mới cho cây.
-
Muốn cây phát triển tốt thì phải bón phân cho cây, cây nguyệt quế cũng không phải ngoại lệ. Cần bón phân theo chu kì 2 tháng 1 lần, lượng bón phù hợp với tùy loại cây lớn, nhỏ khác nhau nhưng phải đảm bảo loại phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây trở nên cứng cáp hơn. khi bón phải tưới nước để giảm nhiệt. Nên ngâm phân tan trong nước rồi tưới vào gốc cây.
- Để cây ra hoa liên tục và nhiều hoa phải tưới nước thường xuyên, đây là loại cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao nên phải đảm bảo đủ nước cho cây. Cây thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, thích hợp là vào buổi sáng hay chiều tối nên khi bạn trồng trong nhà thì nên đem cây ra phơi nắng để có thể hấp thu được ánh mặt trời tốt nhất.
- Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp. Đặc biệt, cây rất dễ bị các loại côn trùng tấn công nên hãy để ý chữa bệnh cho cây nữa nhé!