Cây Xương Rồng là loại cây có gai, thân mọng nước được trồng phổ biến khá tại Việt Nam để làm cảnh, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên cây xương rồng có rất nhiều loại và để thực sự hiểu về loài cây này thì không có nhiều người làm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa, tác dụng xương rồng nhé. Hãy đến với Siêu thị Nhà Nông – Nơi cung cấp cây cảnh, hoa kiểng chất lượng nhất nhé !!!
1. Giới thiệu sơ lược về xương rồng
Cây xương rồng có tên khoa học là Cactaceae. Là loài cây chủ yếu bắt nguồn từ châu Mỹ, sau đó được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, xương rồng phân bố tại các vùng sa mạc. Và các vùng đất khô nóng như hoang mạc, vùng nhiệt đới. Hiện nay nhiều loài xương rồng đã thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Nhờ sự di chuyển của con người.
Xương rồng thuộc loại thực vật mọng nước, phát triển đa dạng như phủ sát mặt đất, mọc thành bụi hay cây lớn. Phần lớn cây sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác.
Thân cây màu xanh lục mọng nước, phần lớn lá cây tiêu giảm thành các gai nhọn. Những gai nhọn này có tác dụng giảm sự mất nước ở cây và bảo vệ thân cây khỏi các loài thú.
Tuổi thọ xương rồng rất lâu, có loài lên tới 300 năm tuổi. Hoa xương rồng mọc và nở rất chậm, từ nửa năm đến một năm mới nở một lần. Hoa của loài cây này nhìn rất đẹp mắt với đủ các màu.
2. Ý nghĩa cây xương rồng
Nhiều người chỉ trồng nó làm cảnh mà không biết xương rồng có ý nghĩa gì. Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống đã và đang khiến nhiều người yêu thích. Xương rồng sống trong sa mạc – môi trường có thể nói là khắc nghiệt nhất trên trái đất.
Không ít người khó hiểu xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn. Mà có thể sống sót được. Vậy mà nó vẫn tồn tại và phát triển rất tốt dù cho hầu hết các loài thực vật đều không tồn tại nổi ở đây.
Hình ảnh xương rồng trên sa mạc vẫn sống tốt với sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên khiến ta khâm phục.
Con người chúng ta rất cần học tập sự chịu đựng và bền bỉ của cây xương rồng. Bởi cuộc sống này sẽ chỉ ngày càng khắc nghiệt và tạo nên áp lực cho mỗi chúng ta. Chỉ có cố gắng trở nên gai góc và thích nghi, chúng ta mới có thể tồn tại dù hoàn cảnh bên ngoài có tồi tệ đến đâu xương rồng gai cứng
Tuy bên ngoài gai góc là thế, nhưng bên trong cây xương rồng luôn luôn mọng nước và tràn đầy nhựa sống. Dù hoàn cảnh sa mạc có khô hạn thế nào. Cây vẫn có thể góp nhặt từng giọt nước để lưu giữ trong mình. Con người chúng ta cũng thế.
Đừng để môi trường khắc nghiệt xung quanh làm cho ta trở nên gai góc cả trong lẫn ngoài. Hãy như cây xương rồng, dù phải giữ vẻ ngoài gai góc, khô khan để tồn tại. Nhưng bên trong lại vẫn mềm mại, mọng nước đến tận cùng.
Chỉ có một tâm hồn giàu cảm xúc và sự sẻ chia, con người ta mới có thể sống như một con người đáng sống. Ý nghĩa ương rồng trong cuộc sống thật sâu sắc phải không nào.
Ý nghĩa xương rồng trong tình yêu cũng cực kỳ sâu sắc. Việc tặng xương rồng cho người khác giới được coi như một lời tỏ tình kín đáo. Bởi cây xương rồng biểu tượng cho một tình yêu lặng lẽ, âm thầm. Giống như hoa xương rồng rất ít khi nở, nhưng khi nở lại có màu sắc rực rỡ đến lạ kỳ.
Ngoài ra ta không thể không nhắc đến ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy. Nhiều người chưa tìm hiểu xem trồng xương rồng trong nhà có tốt không hay cây nên đặt ở đâu mà đã đem đặt trong nhà.
Là loài cây nhiều gai nhọn, xương rồng có ý nghĩa hóa hung cao. Các gai nhọn của cây hướng về xung quanh nên nếu để trong nhà sẽ bị chỉ vào người gây điềm xấu. Trồng xương rồng trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vận hạn cho những thành viên trong gia đình.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng
Xương rồng là loại cây sống nơi hoang mạc khô cằn, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của xương rồng được xếp vào hàng đầu, đó chính là ý nghĩa của loài cây này.
Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Và không chịu khuất phục, thay đổi để sinh tồn. Hơn nữa, trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện cho tình yêu chung thủy và vĩnh cửu hoặc là lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.
Trong phong thủy cây xương rồng hợp tuổi gì? Đáp án của câu hỏi này là tuổi Thìn. Những người tuổi Rồng có tính cách đặc trưng là luôn tràn đầy sinh lực và sức khỏe dồi dào, hay dấn thân, sống cuồng nhiệt hết mình. Tuổi Thìn trồng cây xương rồng phong thủy là một lựa chọn khá hợp lý để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng may mắn, vươn lên thành công hơn trong công việc và cuộc sống.
Hoa xương rồng rất đẹp, nhưng ít khi nở. Do đó, nếu xương rồng nở hoa, đó không chỉ là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến. Hoa xương rồng còn là kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt.
4. Đặt cây xương rồng ở đâu để hợp phong thủy
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây xương rồng còn thuộc nhóm cây hút khí độc hiệu quả. Cây giúp hạn chế tác động xấu từ các tia bức xạ gây hại cho con người phát ra từ các thiết bị điện tử. Do đó, nhiều người yêu thích cây này hay trồng xương rồng trong nhà hoặc đặt nơi bàn làm việc.
Tuy nhiên, trong phong thủy có quan niệm “hình nào khí nấy”. Hình dáng của cây sẽ ảnh hưởng đến luồng sinh khí xung quanh cây. Nếu chọn cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại nếu cây xù xì, gai góc tạo ra ám khí không tốt.
Cây xương rồng với vẻ ngoài đầy gai nhọn tua tủa được cho là tích nhiều năng lượng tiêu cực, nếu trồng trong nhà sẽ mang đến vận xui, tổn hao tài sản. Hoặc đơn giản là gai nhọn của cây sẽ đâm và da gây chảy máu.
Vậy thì nên đặt cây xương rồng ở đâu? Cây xương rồng phong thủy tốt nhất nên trồng ở ngoài vừa, trước cổng nhà hoặc treo nơi ban công, sân thượng. Ở những vị trí đó, xương rồng phát huy tác dụng như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những điều xui xẻo, bùa chú hay tà ma.
5. Tác dụng của xương rồng
Cây xương rồng có tác dụng gì chắc hẳn là câu hỏi của không ít người. Là loài cây không lá, ít hoa và đầy gai góc nhưng xương rồng lại có rất nhiều diệu dụng đối với con người.
Xương rồng cảnh được ưa chuộng tại nhiều nơi từ rất lâu. Những cây xương rồng đẹp mang sự gai góc và sự căng tràn hài hòa tạo nên một sự khác biệt so với loại cây cảnh khác. Xương rồng nhỏ có thể được dùng để trang trí và cầm tay rất tiện lợi. Xương rồng có tuổi thọ cao, thân cây có nhiều gai nhọn chĩa xung quanh. Nên đây là nguyên liệu tuyệt vời làm hàng rào. Các loại xương rồng cảnh được trồng thành hàng sẽ trở thành một hàng rào tự nhiên. Có thời gian sử dụng dài lại có tác dụng trang trí. xương rồng ra quả
Ngoài ra xương rồng còn có thể cung cấp thực phẩm cho con người. Một số loài xương rồng cho quả có thể ăn được, tiêu biểu là loài thanh long ở nước ta. Ở Ấn Độ, xương rồng được dùng làm thức ăn gia súc.
Cây xương rồng có một số tác dụng dược lý tốt nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Các bài thuốc đông y chỉ cách chữa đau lưng hay chữa thoát vị đĩa đệm. Xương rồng chữa bệnh đau lưng hiện nay vẫn còn được áp dụng. Công dụng của xương rồng chữa bệnh đau lưng đã được kiểm chứng an toàn và hiệu quả.