Ở nước ta, cà phê được rất nhiều người yêu thích. Mà cà phê lại có rất nhiều loại. Ngày hôm nay hãy cùng Siêu Thị Nhà Nông – Đắk Nông tìm hiểu các giống cây cà phê phổ biến ở Việt Nam nhé.
Cà phê là một loại thức uống gần như là “truyền thống” vào mỗi buổi sáng của người dân Việt Nam. Có người thì thích cà phê sữa, có người lại thích cà phê đen,… Tuy nhiên các bạn có biết cà phê mà bạn đang uống được làm từ giống cây cà phê nào không? Nếu chưa thì cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
-
Cà phê dây
- Đặc điểm lá: Lá to, hình mũi mác, viền hơi gợn sóng, màu thuần thục: xanh đậm
- Đặc điểm thân cành: Cành phát triển mạnh, cành mang quả dài, có xu hướng rũ xuống, độ giao tán thấp nên có thể trồng mật độ dày.
- Đặc điểm quả: Quả trung bình, cân đối, ít hạt lép, chín màu đỏ
- Năng suất: 7-8 tấn/hecta
- Thời điểm thu hoạch: Tháng 1-2 dương lịch. Rất muộn so với các giống cà khác
- Tỷ lệ hạt trên sàng 16: 100%
- Tỷ lệ tươi nhân: 3.9 – 4.1/1
- Đặc điểm sinh trưởng: Cây sinh trưởng khỏe mạnh, chịu hạn rất tốt, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, bệnh nấm hồng cà phê.
-
Cà phê Mít
Café Cherry hay còn gọi là cà phê mít, có tên khoa học là Coffea Excelsa hoặc Coffea Liberica thuộc họ Thiền Thảo, là nhánh thứ ba trong số các loại cà phê được trồng sau Arabica và Robusta. Do kích thước cây và lá khá giống với cây mít nên cũng được đặt tên là cà phê mít. Cà phê Cherry là loại cà phê thích hợp với rất nhiều loại khí hậu, có khả năng chống lại sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên chúng có độ chua cao nên thường rất hiếm trồng và chiếm khoảng 1% lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới
Về hình dáng, thân cây Café Cherry khá cao, lá có màu xanh bóng dài to. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở độ cao 800 – 1000m với nhiệt độ từ 25 – 30 độ C và lượng mưa từ 1000mm trở lên. Hiện nay, hạt cà phê Cherry được trồng chủ yếu tại Philippines, Malaysia và vài nước Tây Phi.
-
Cà phê Thiện Trường
- Khả năng sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt. Phát triển ổn định ngay cả trên đất bauxit bạc màu, đất lẫn sỏi đá.
- Lá to, xanh đậm, bề mặt bóng như có dầu, đọt non màu hơi đỏ
- Cành to, cứng cáp, đốt quả dày, chùm quả nhiều trái (trung bình 60 trái/chùm)
- Khả năng đậu trái cao, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết
- Quả to, ít bị lép, vỏ quả hơi dày nhưng chất lượng nhân vẫn đảm bảo
- Khi chín thường chín tập trung, dễ hái
- Tỷ lệ tươi nhân 3,8 – 4,3kg
- Năng suất giai đoạn đầu tái canh hoặc cải tạo có thể đạt đến 8-9 tấn/hecta, sau đó ổn định về mức 5-6 tấn/ha
-
Cà Phê TR4
- Cây giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó DakLak, DakNong, Gia Lai, Lâm Đồng là vùng trồng nhiều, cây có chiều cao trung bình là 2-3m. Đặc điểm của cành là hơi rũ xuống mặt đất khác biệt hơn so với những giống cà phê khác chính là ở điểm này.
- Lá có hình dạng mũi mác, kích thước lá 10-15cm, khi còn non lá có màu xanh khi thành thục có màu sắc xanh vàng.
- Trái có hình trứng ngược, màu sắc có màu đỏ cam khi chín.
- Trọng lượng 777 trái được 1kg.
- Tỷ lệ nhân 4,1 cứ 100 nhân sẽ có tỷ trọng là 17,1.
- Cà phê nhân loại 1 có hàm lượng cafein là 70,9%/100g chất khô.
- Giai đoạn kinh doanh cây cho năng suất cao 7 tấn/ 1ha.
- Thời gian thu hoạch tháng 11-12 dương lịch.
- Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt đặc biệt là bệnh gỉ sắt.
-
Cà phê Xanh Lùn
Nguồn gốc: đây là một giống được chọn lọc từ huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Việc nhân giống cà phê xanh lùn từ những năm 1990. Đến nay, cây cà phê xanh lùn đã được sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận là giống cà phê năng suất cao cùng với nhiều đặc tính phát triển chống chịu sâu bệnh cao. Diện tích canh tác giống xanh lùn đang được nhân rộng từ năm 2016. Lá cà phê xanh lùn: Lá thường có màu xanh đậm và tương đối dày Cành. Cà phê xanh lùn có hệ thống cành tương đối khoẻ và dẻo dai. Nên bà con có thể canh tác ở những nơi có khí hậu bất ổn và gió nhiều. Quả: quả của xanh lùn có núm bò, lớp vỏ mỏng và có sọc dưa ở quả khi xanh. Năng suất: Trung bình năng suất đạt 7 – 10 tấn/ha (Tuỳ theo thổ nhưỡng và cách chăm sóc).
Hạt xanh lùn nhìn bằng mắt thường bà con sẽ thấy tương đối to. Ngoài ra xanh lùn đóng chùm tương đối dày. Và đây cũng là được điểm dể nhận biết và phân biệt giữa giống xanh lùn với những giống cà phê khác.Tỷ lệ tươi khô đạt: 3,8kg Độ sinh trưởng: Hiện tại đã khảo nghiệm rất nhiều vùng Tây Nguyên thì cây cà phê xanh lùn cho thấy. Cây khá phù hợp với đất đỏ bazan, nếu tầng thổ nhưỡng của bà con kém dinh dưỡng thì có thể bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón để có thể trồng được cây xanh lùn.