Giống cây mít trái dài là giống mít rất độc đáo với độ dài mỗi quả trung bình 65 – 80cm. Có quả dài hơn 1m, quả có kích thước to khủng, trọng lượng khoảng 25 – 45kg và cần đến 2 – 3 người mới bê nổi một quả.
Giống cây mít trái dài cho quả khi chín có màu vàng rất đẹp, múi dài, dầy, ít hạt, hạt nhỏ, ăn giòn và rất thơm ngon.
Giống cây mít trái dài chịu khô hạn tốt, chống được dông bão, dễ trồng, ít bệnh, cho quả sớm và quanh năm.
- Thông thường bà con trồng giống mít này sau 18 – 24 tháng là sẽ cho thu hoạch.
- Từ năm thứ 3 trồng trở đi, mỗi năm bà con có thể thu về 1.6 – 1.9 tấn mít/ sào.
- Giống mít dài bắt đầu phổ biến tại Việt Nam và có xuất xứ từ Malaysia.
- Loại mít này rất hợp với đất và khí hậu nước ta, được nhiều nông dân mua về trồng.
Hướng dẫn cách trồng mít trái dài
– Chọn cây giống
Giống mít dài hiện nay được nhân giống chủ yếu theo hình thức ghép mắt, có thể là ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp.
Khi chọn cây giống để trồng, bà con cần lưu ý chọn cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Phần mắt ghép tiếp hợp tốt không bị rỉ. Chiều cao của cây đạt tối thiểu 40 – 50cm và chiều cao của mắt ghép đạt 10 – 15cm.
– Thời vụ và mật độ trồng
Thời điểm trồng giống cây mít trái dài cho nhiều lợi thế nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7.
Nhằm tận dụng các cơn mưa đầu mùa tưới cho cây con để tiết kiệm công tưới tiêu.
Tuy nhiên, nếu nguồn nước tưới tiêu chủ động, thì bà con có thể trồng mít quanh năm.
Nên trồng mít với mật độ khoảng 300 – 350 cây/ha. với khoảng cách giữa các cây 4 – 5m, khoảng cách giữa các hàng 6 – 7m.
– Chuẩn bị đất trồng cây
Giống cây mít trái dài chống chịu tốt với đất nghèo dinh dưỡng. Cũng như các hình thái khí hậu khắc nghiệt, giông bão, khô hạn. Nhờ bộ rễ cắm sâu vào đất.
Cây chỉ không thích nghi được với vùng địa hình ngập úng, nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. Vì vậy khi chọn đất canh tác mít, ưu tiên trồng ở địa hình bằng phẳng thoát nước tốt. Và đào mương rãnh sâu tạo đường cho nước chảy.
Kích cỡ hố khoảng 0.4m x 0.4m x 0.4m và đắp mô cao 40 – 70cm.
Sau đó, trộn phân bón lót, phân chuồng hoai mục, phân super lân và vôi bột trộn đều rồi rải vào hố, ủ một thời gian.
– Trồng và chăm sóc cây
Sau khi cho cây con vào hố, cắm cọc cố định cây, phủ rơm hoặc cỏ khô xung quanh gốc. Nhằm chống xói mòn và cỏ dại, rồi tưới đẫm nước.
Hàng ngày, bà con tưới nước cho cây 2 – 3 lần cho đến khi cây cứng cáp hơn. Tưới nước định kỳ, nhất là khi quả đang lớn hoặc quả sắp chín.
Quá trình chăm sóc cho cây bao gồm việc làm cỏ hai lần một năm. Vào tháng 1- 2 và tháng 8 – 9.
Xới đất phá váng sau mỗi trận mưa to, tỉa cành tạo tán 2 – 3 lần/năm.
Và sau khi thu hoạch quả, phòng trừ sâu đục thân, đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn ra lá non. Xử lý sâu hại bằng biện pháp sinh học khi cây ra quả non…
>>>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật nhân giống bơ và cách trồng bơ đạt hiệu quả