Cây cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, nhất là với những loại cà phê sạch, an toàn mà chất lượng. Vậy kỹ thuật chăm sóc cà phê hiệu quả là như thế nào? Và để đảm bảo được năng suất cao ổn định, chất lượng thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với Siêu Thị Nhà Nông qua bài viết này nhé!
1. Hãm ngọn cây
Khi cây đã phát triển đến độ cao 1 – 1.1m thì bà con tiến hành hãm ngọn cây cà phê ghép. Khi cành ghép có từ 50 – 70% cành cấp 1 và phát sinh thêm cành cấp 2 thì hãy tiến hành nuôi chồi vượt lên đỉnh tán. Lưu ý, mỗi thân chỉ nên nuôi một chồi với chiểu cào 0.4m.
2. Cân đối dinh dưỡng cho cây
Đối với cây cà phê ghép, việc cân đối dinh dưỡng cho cây là vô cùng quan trọng. Chủ yếu là bạn nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Đồng thời phải chăm sóc đúng với quy trình để đảm bảo cây phát triển tốt.
Đồng thời, bạn hãy theo dõi quá trình chồi liền mắt ghép thường xuyên để có các biện pháp xử lý kịp thời nhất.
3. Trồng dặm
Khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày, bạn hãy kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có cây chết thì bạn cần tiến hành trồng dặm kịp thời để thay thế cho những cây chết, cây bị còi cọc kém phát triển. Bạn cần kết thúc việc trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa khoảng 1.5 – 2 tháng.
4. Làm cỏ, tủ gốc
Trong suốt thời kỳ cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bà con cần tiến hành làm cỏ sạch quanh gốc cây cà phê. Đồng thời cũng cắt những thảm cỏ xung quanh khu vườn để không mọc quá cao.
Đồng thời, thường xuyên dùng rơm rạ để tủ gốc để giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ đất, giúp đất luôn được tơi xốp.
5. Chống hạn, chống rét
Khi thời tiết bị nắng hạn hoặc giá rét, bạn cần phải che túp cho cây cà phê. Túp phải thật chắc chắn và được che kín hướng Đông Bắc, hở ¼ ở hướng Đông Nam sao cho cách đỉnh cây cà phê khoảng 10 – 15cm.
6. Tạo hình, tỉa cành
Đây là một việc hết sức quan trọng để cây cà phê có bộ tán cân đối và cành quả được phân bố đều.
- Tạo hình cơ bản:
Với cách này, bạn chỉ để 1 thân chính ở mỗi hố, không để cây mọc quá nhiều thân. Do đó, bạn phải cắt tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc hoặc nách lá.
- Tạo hình nuôi quả:
- Bạn hãy cắt bỏ các cành cơ bản mọc sát đất để thuận lợi hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Tỉa bỏ các cành sinh trưởng kém, không có khả năng phát triển và hình thành các cành thứ cấp.
- Cắt bỏ các cành thứ cấp bị sâu bệnh hay mọc sát với thân chính.
- Bạn hãy cắt ngắn các cành già để chất dinh dưỡng nuôi các cành khác.
- Bỏ hết các chồi vượt mọc từ thân chính, từ gốc hay từ ngọn.
Như vậy, kỹ thuật trồng cà phê ghép cũng không quá khó phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng cà phê ghép, cho năng suất và chất lượng như mong muốn nhé.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê ghép cho năng suất cao, bền vững và chất lượng. Những lưu ý bạn không thể bỏ qua để vườn cà phê ghép đạt sản lượng thu hoạch cao.