Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Tây:
– Bà con nên để rễ cây trong đất phù hợp, không nên trồng quá sâu, cũng không nên trồng quá nông. Đặt như hình minh hoạ
– Trồng xong phủ rơm hoặc lớp đất sét nung trên mặt để đỡ trái tránh côn trùng hại quả.
– Các bạn nên trồng cây dâu tây thành từng khoảng nhỏ để khi xuất hiện sâu hay bệnh cây dễ cách ly và điều trị.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Dâu Tây:
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
– THƯỜNG XUYÊN THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CÂY dâu tây :
+ Chú ý phòng sâu hại và bệnh cho cây khi thấy cây xuất hiện hiện tượng lạ cần cách ly ngay với các cây khác.
Để tránh lây lan nguồn bệnh khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh và diệt sâu hại cho cây.
+ Mùa ra quả của dâu tây vào khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 3,
Các mùa còn lại cây phát triển bình thường nhưng không cho quả hoặc ra rất ít.
+ Cây dâu tây cần cung cấp nhiều:
Chất dinh dưỡng để phát triển tốt,
Cây ưa nước,
Cây ưa ẩm
Nhưng đất trồng cần thoát nước tốt
Để cây không bị ngộ độc chất dư thừa trong phân khi ta bón mà cây không dùng hết đẫn đến úng rễ và bệnh hại thúi cổ rễ.
+ Thi thoảng nên xới đất xung quanh gốc của cây dâu, để giữ đất tơi xốp khi trồng bằng đất thường và giúp đất thoáng khí, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều đến bộ rễ của cây dâu tây.
+ Bón phân định kỳ cho cây ví cây dâu tây luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao.
– TƯỚI NƯỚC :
Tốt nhất là tưới vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây 150-200ml/ 1 cây.
Nếu sử dụng dung dịch thuỷ canh thì chỉ cần tưới lượng dung dịch thuỷ canh theo hướng dẫn.
– ÁNH SÁNG:
Chú ý ánh nắng cho cây, nhưng không quá 8h/1 ngày và đặc biệt hạn chế cho cây tiếp xúc ánh sáng điện cây sẽ phát triển mạnh mà không cho hoa và trái
CHÚ Ý: khi cây thừa hoặc thiếu các chất sẽ có biểu hiện trên lá, cần chú ý theo dõi chăm sóc cây để phát hiện kịp thời và có hướng xử lý.
Ví dụ: khi cây thiếu sắt thì lá cây sẽ chuyển sang màu xanh lá chuối non hơi vàng.
=>>> Xem thêm: Cây Giống Dâu Tây