Cây bưởi là dòng cây trồng phổ thông ở nhiều nơi nước ta. Đây là loại quả có nhiều tác dụng vừa làm thực phẩm lại vừa làm thuốc chữa bệnh. Do đó nó có giá trị kinh tế cao hiện nay.
Cây Bưởi Giống- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây bưởi
Siêu Thị Nhà Nông giới thiệu các giống bưởi ngon nhất. Các bạn sẽ được hướng dẫn tỷ mỉ cách trồng và cách chăm sóc cho từng giống bưởi ngon để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi.
Chuẩn bị giống bưởi đem đi trồng
Khi trồng ta chỉ nên chọn một loại giống cây ăn quả duy nhất là giống bưởi, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.
Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tấng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ.
Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
Thời vụ trồng cây bưởi thích hợp
Cây bưởi trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm.
Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.
Mật độ trồng bưởi tốt nhất
Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2).
Chuẩn bị mô trồng bưởi
Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng.
Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Hướng dẫn tưới nước cho cây bưởi
Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
Hướng dẫn bón phân cho cây bưởi
Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.
Phân hữu cơ:
Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.
Cách ủ phân hữu cơ đơn giản:
Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.
Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.
Hướng dẫn tạo tán và tỉa cành cho cây cho bưởi
a Tạo tán cho bưởi
Tạo tán cần tiến hành ngay từ năm tuổi thứ 2 của cây bưởi. Quan sát ở gần vị trí mắt ghép và chỉ chọn giữ lại ba mầm khỏe nhất, lớn nhất và thẳng mọc ra từ thân chính làm cành cấp 1, dùng que tre, nứa hoặc gỗ nhỏ ( không dùng cây kim loại) cắm xuống đất nhằm mục cố định cành ở góc 40 độ.
Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), mỗi cành này chỉ để lại 2 cành cách thân chính 25cm. Cành này với cành mọc ra từ thân chính hợp với nhau thành một góc 35 độ. Từ các cành cấp 2 cây sẽ mọc thêm những cành mới (cành cấp 3) có thể để lại nhiều cành cấp 3 này, tuy nhiên những cành yếu và mọc quá dày nhau thì cần cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.
b Tỉa cảnh cho bưởi
Tỉa cảnh cho bưởi nhằm mục đích phát quang vườn, tạo thêm không gian cho bưởi phát triển. Ngoài ra nó giúp loại bỏ những lá bưởi già yếu, bị sâu bệnh để tránh sâu bệnh lây lan ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Sau khi thu hoạch quả cần cắt những cành đã có trái vụ trước, những cành sâu bệnh, những cành có thể không đậu quả, những cành đang chồng chéo lên nhau, những cành vượt nhằm hạn chế năng lượng dinh dưỡng tiêu hao để nuôi những cành này cũng như hạn chế được sâu bệnh hại.
Các phương pháp kích thích ra hoa, đậu quả cho bưởi
Việc kích thích ra hoa cho cây bưởi được tiến hành sau khi thu hoạch từ 1-2 tháng. Với mỗi giống bưởi khác nhau thời gian kích thích ra hoa lại khác nhau. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Hạn chế tưới nước cho cây, có thể tiến hành khoanh vỏ hoặc đốn rễ để hạn chế sự phát triển của cây. Khi thấy cây có hiện tượng héo và trút lá là được
Bước 2: Cắt bỏ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây.
Bước 3: Khi cây bắt đầu ra hoa cần tưới nước liên tục trong vòng 2 ngày liền
Bước 4: Khi Bưởi ra quả bằng chén trà nhỏ cần cung cấp thêm phân NPK. Mỗi cây bón khoảng 1kg/cây giúp quả nhanh lớn và không bị rụng.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bênh cho cây bưởi
Cây bưởi có khá nhiều các loại sâu bệnh hại như: Sâu vẽ bùa; sâu đục thân, đục cành; nhện đỏ, nhện trắng; thối gốc, chảy nhựa……….Dưới đây là biểu hiện bệnh và cách diệt trừ.
Sâu vẽ bùa:
Khi thấy hiện tượng xuất hiện những đường ngoằn nghèo trên lá cây đây chính là dấu hiệu nhận biết cây đang có sâu vẽ bùa.
Phương pháp phòng trừ là tỉa lá, cành bị bệnh kết hợp với phun thuốc Bảo Vệ Thực Vật Phosphomidon mua ở các cửa hàng cây giống ngay từ khi cây ra lộc non.
Nếu chỉ trồng ít cây Bưởi có thể dùng các bã, gạch cua ném lên cây để dẫn dụ kiến vàng lên cây diệt trừ sâu non vẽ bùa.
Sâu đục thân, đục cành:
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân đục cành có trên cây Bưởi là thân, cành bị rỗng và thấy xuất hiện mủ vàng, đùn các mẩn gỗ li ti trên thân cây.
Phòng trừ sâu đục thân, đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu vào lỗ cây bị đục đồng thời cắt bỏ cành bị sâu hại.
Sâu đục thân làm cây yếu dần nếu không xử lý kịp thời cây sẽ chết
Bọ xít, rệp, nhện đỏ, nhện trắng:
Diệt bọ xít, rệp bằng cách phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây.
Đối với nhện đỏ nhện trắng cần sử dụng các thuốc đặc trị nhện để phu cho cây.
Bệnh thối gốc, chảy mủ cây.
Biện pháp phòng để bệnh thối ốc và chảy mủ cây không sảy ra là:
Tuyệt đối không để cây bị ngập nước trong thời gian dài, Dùng các loại thuốc đặc trị riêng mua ở cửa hàng thuốc Bảo Vệ Thực Vật…
=>> Xem Thêm: Cây mâm xôi nhiều dinh dưỡng