Bọ xít muỗi (Helopeltis antonii.) gây hại cây điều
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Trưởng thành có màu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng có màu trắng. Con cái dài 8mm, con đực dài 6mm.
Trứng màu đen được đẻ dưới lớp biểu bì chồi non, gié hoa, cuống và gân lá.
Bọ xít dùng vòi chích vào các mô non của lá, chồi non, hoa, quả và hạt non.
Lá non bị hại thì trên phiến lá xuất hiện các chấm màu đen, lá cong và biến dạng và khô trên cây.
Trên bề mặt hạt non bị gây hại có những đốm tròn, nâu, hạt bị nhăn lại và khô. Quả bị gây hại thì bị rụng non. Vết chích của bọ xít còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
Bọ xít muỗi xuất hiện quanh năm nhưng thường gây hại nặng vào giai đoạn cây có chồi non và ra hoa.
Bọ xít muỗi thường xuất hiện và hút nhựa vào sáng sớm trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
Tuy nhiên ở những vườn điều rậm rập và ẩm thấp thì bọ xít muỗi thì có thể xuất hiện suốt trong ngày.
Tại các vườn điều non do cây con phát sinh chồi liên tục nên bọ xít muỗi phá hoại quanh năm.
Bọ xít muỗi làm cây bị khô ngọn, cháy lá, khô hoa, rụng trái.
– Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác:
Tạo hình, tỉa cành tạo thông thoáng cho cây, dọn vệ sinh, làm cỏ…nhất là vào thời gian trước lúc ra hoa.
Nuôi kiến đen (Dolichoderus thoracinus) trong vườn điều để hạn chế sự phát triển của bọ xít muỗi.
- Biện pháp hóa học:
Khi mức độ gây hại của bọ xít muỗi lên cao > 10% cây, chồi bị hại có thể dùng một trong số các loại thuốc như:
- Alfathrin 5EC,
- Etimex 26EC
- Tungcydan 60EC
Để phòng trừ bọ xít muỗi.
=> Xem Thêm: Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Ngọn cho cây Điều Ghép