Tết Nguyên đán đang đến thật gần, bên cạnh việc sắp xếp, trang trí lại nhà cửa để đón năm mới nhiều may mắn. Bạn cũng nên tranh thủ trồng thêm một vài cây kiểng nhằm tạo không gian xanh và có tác dụng “hút” tài lộc vào nhà.
Vậy trồng cây gì để tăng tài lộc cho gia chủ? Mời bạn tìm hiểu các loại cây kiểng mang đến tài lộc được giới thiệu sau đây.
1. Cây phú quý
Cây phú quý có thân trắng hồng, bộ rễ trắng muốt, sắc lá xanh kết hợp hài hòa với sắc đỏ mang nét đẹp sang trọng, quý phái. Đúng như tên gọi, cây phú quý rất có ý nghĩa trong phong thủy. Cây có khả năng đem đến tài lộc, thịnh vượng, sức khỏe. Và vượng khí cho gia chủ đặc biệt khi được đặt ở phòng khách.
2. Cây kim tiền
Lá kim tiền có viền tròn, màu xanh đầy sức sống (mang tính âm) phù hợp với kiến trúc hiện đại đều có góc cạnh (tính dương). Nên giúp điều hòa, cân bằng âm dương. Vì thế kim tiền được đánh giá rất cao trong phong thủy khi đem đến tài lộc. Và thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt khi kim tiền nở hoa gia chủ càng đắc lộc.
3. Cây phát tài
Cây phát tài (còn gọi là thiết mộc lan) rất tốt cho phong thủy. Mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, phát tài phát lộc như tên gọi của nó. Ngoài ra, cây phát tài còn giúp điều hòa và thanh lọc không khí. Đem đến cảm giác thoải mái, êm dịu, tinh thần lạc quan cho gia chủ.
Cây thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng và độ ẩm trong nhà. Với dáng thẳng, cành lá có phần gọn gàng, cây thích hợp để trang trí các góc trong phòng khách hoặc đặt dọc lối đi trong nhà. Loại cây này cũng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng trong dịp lễ tết.
4. Cây bạch mã hoàng tử
Cây được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, hài hòa. Cây bạch mã hoàng tử được cho là có khả năng đem đến tài lộc. Và may mắn, sự suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió trong công việc. Những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Mộc đặc biệt phù hợp với loài cây này, các mệnh khác cũng không xung khắc.
5. Cây thường xuân
Cây thường xuân (còn gọi là trường xuân, vạn niên) là loại dây leo có tác dụng tốt trong việc lọc không khí. Hấp thụ những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol…
Ngoài ra, cây còn rất tốt cho phong thủy và giúp mang lại may mắn, tài lộc. Và bình an cho gia chủ, nhất là người mệnh Mộc. Tuy cây này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp. Nhưng không nên để cây ở dưới nắng gắt quá lâu, cây sẽ bị vàng lá, yếu ớt.
6. Cây bạch môn
Tượng trưng cho niềm hạnh phúc của người phụ nữ, nên khi đặt cây bạch môn trong nhà thì căn nhà sẽ tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Có thể đặt cây ở nhiều vị trí khác nhau: bàn làm việc, kệ sách hay bàn ăn…. Giúp mang lại vẻ tươi trẻ, thư giãn. Với những chậu cây lớn, nếu đặt ở phòng khách hay hành lang thì sẽ tạo cho không gian vẻ sang trọng và ấn tượng.
Cây bạch môn đặc biệt hợp với những người có mệnh Kim. Nếu người thuộc mệnh này sở hữu một chậu cây bạch môn trong nhà thì sẽ luôn gặp may mắn. Có nhiều niềm vui trong công việc, cuộc sống và tình yêu.
7. Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Chưng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp. Trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu. Nên đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học hoặc bên cạnh phòng đọc sách, phòng khách hoặc văn phòng làm việc.
8. Cây lưỡi hổ
Đây là loại cây kiểng được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà trong dịp đầu năm mới. Vì cây không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức mà còn rất tốt cho sức khỏe. Cây giúp lọc sạch không khí, hạn chế được hội chứng nhà cao tầng. Hay còn gọi là hội chứng nhà kín.
Cây lưỡi hổ còn có rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Cây mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên. Ngoài ra, cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Và chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là ở đông hoặc đông nam.
9. Cây trầu bà
Trong phong thủy, cây trầu bà tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai, tuổi thọ; là hình ảnh cho sự vươn lên không ngừng nghỉ, sự may mắn và bình an. Thông thường, cây trầu bà được dùng làm quà tặng cho những dịp khai trương, sinh nhật, mừng thọ,… Ngoài ra, trầu bà cũng có khả năng loại bỏ các từ tính từ điện thoại, máy tính, làm sạch không khí.
10. Tác dụng của cây kiểng trong nhà
– Sản sinh oxy: Vào ban đêm, những cây kiểng đặt trong nhà giúp hấp thu khí CO2 và sản sinh O2, nhiều loại cây còn có tác dụng lọc không khí, loại bỏ những chất độc hại, bụi nhỏ li ti bay trong không khí.
– Khiến tâm trạng trở nên thư giãn, thoải mái hơn: Theo nhiều nghiên cứu, khi trong phòng có màu xanh của cây kiểng, khi làm việc mệt mỏi hay căng thẳng mà nhìn vào chúng sẽ cảm thấy thư giãn hơn nhiều, kích thích sự sáng tạo trong công việc.
– Giúp mang lại may mắn, tài lộc: Trong phong thủy, có nhiều cây kiểng như cây phát tài, cây kim tiền, cây trầu bà,… giúp mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, nhất là khi chọn đúng cây theo độ tuổi và đặt vào vị trí phù hợp.
11. Cách chăm sóc cho cây kiểng trong nhà
Khác với những cây trồng ngoài đất tự nhiên, cây kiểng trong nhà thường được trồng ở chậu nhỏ, đặt trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.
– Yêu cầu về ánh sáng: Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng đủ, thường xuyên. Sau 2-3 ngày nên mang cây ra ngoài trời để có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên để cây có thể xanh tươi và khỏe mạnh hơn.
– Chế độ nước: Thường cây trồng trong nhà không yêu cầu lượng nước quá nhiều, chỉ cần giữ đất không bị khô, luôn ẩm cho cây là đủ. Có thể dùng bình phun để tưới cho cây.
– Bón phân: Muốn thúc đẩy sự phát triển của cây thì cần bón phân cho cây. Song đối với cây kiểng không nên bón nhiều quá, cây phát triển mạnh sẽ làm mất dáng thể. Tốt nhất khoảng nửa tháng bón cho cây một lần, tỷ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
– Phòng bệnh cho cây: Cây trồng trong nhà nên không thể dùng thuốc trừ sâu được. Vì thế người trồng nên thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có sâu thì bắt đi, những cành lá nào héo úa, có dấu hiệu bị bệnh thì nên loại bỏ ngay. Đối với những cây bị mắc bệnh phấn trắng, nên dùng khăn và cồn để lau sạch, nếu quá nghiêm trọng thì nên đưa cây ra ngoài để trị bệnh, tránh để lây lan sang các cây khác.
>>> Các bài viết khác:
- Cách chăm sóc và lựa chọn chậu hoa để bàn làm việc có thể bạn chưa biết
- Các lợi ích của cây để bàn mang lại cho gia đình bạn
- Phúc bồn tử và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe