Kỹ Thuật trồng dưa leo – đạt năng suất cao

Hiện nay, dưa leo không chỉ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn được chị em sử dụng trong việc làm đẹp và hỗ trợ giảm cân. Vì vậy, nhiều nông dân, chủ trang trại đầu tư trồng dưa leo để phục vụ bữa ăn cho gia đình và mang lại nguồn thu nhập. Vậy làm thế nào để trồng cây dưa chuột đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, Siêu Thị Nhà Nông sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng dưa leo baby cho mọi người.

Hạt giống dưa leo

  1.  Hạt giống dưa leo

    Kỹ Thuật trồng dưa leo Baby – đạt năng suất cao
    Kỹ Thuật trồng dưa leo Baby – đạt năng suất cao

    Dưa leo là giống dưa có khả năng phát triển rất
    nhanh, sinh trưởng tốt, kháng lại sâu bệnh tốt và có năng suất cao.

    Dưa leo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B1, vitamin c, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, vitamin V3 cùng với các chất xơ, các khoáng chất như canxi, kali, kẽm, folic acid, magie, sắt, …Hơn nữa dưa leo Baby còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh như: ung thư, giúp ổn định huyết áp, giúp thận hoạt động tốt, giúp hơi thở thơm mát,…. mặt khác dưa leo baby cũng hỗ trợ giảm cân và làm đẹp cho chị em phụ nữ.

    Hướng dẫn cách ngâm hạt để trồng dưa leo

    • Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 8 tiếng, vớt ra cho vào viên nén ươm hạt để chỗ mát hoặc gieo thẳng xuống đất tơi xốp.
    • Dùng bình phun sương tưới ẩm sáng và tối.
    • Sau khoảng 1-2 ngày hạt giống dưa leo baby- dưa chuột chùm sẽ nảy mầm.
    • Khoảng 4-6 ngày cây đã cứng cáp, ra dễ, mang cây dưa leo baby ra trồng ở đất tơi xốp, có nắng.
  2.  Thời vụ trồng dưa leo baby

    Dưa leo có thể trồng quanh năm vì là giống cây
    ưa nhiệt, trồng nơi có chưa nhiều ánh sáng.

    Tuy nhiên Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa leo
    trong năm có thể chia làm hai vụ chính:

    Vụ xuân: Gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương
    lịch

    Vụ đông: Gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 1

  3. Xử lý hạt giống trước khi gieo

    Trước khi gieo trồng cần ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt
    giống dưa chuột trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra ủ với khăn ẩm.

    Khi nào hạt nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo trực tiếp hoặc gieo tại bầu đất. Tuy nhiên để cây con phát triển tốt nhất thì nên gieo qua bầu, việc này sẽ giúp bạn dễ chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh chuột bọ và dễ trồng.

  4. Trồng cây

    Để cây cho nhiều quả, năng suất chất lượng cao, trước khi trồng cần xử lý đất tơi xốp, loại bỏ cỏ dại, rải vôi bột để khử trùng đất. Khu vực trồng cần dễ lấy nước cho cây và dễ thoát nước để tránh úng.

    Khi cây con cao khoảng 5cm với 2 lá mầm và chồi lớn. Những chiếc lá ở giữa đang chuẩn bị nhú thì ta mang ra trồng. Lên luống cao 20-30cm với khoảng cách 60-70 cm. Tạo hố sâu, nhấc cây ra khỏi khay và vùi bầu cây xuống đất, vun đất cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, mùn gỗ, cỏ khô xung quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây trồng.

    Thời điểm thích hợp để trồng cây trong ngày là sáng sớm hoặc chiều tối khi hết nắng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây từ 1 – 2 ngày để cây con phục hồi …

  5. Bón phân và chăm sóc cho cây

    Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng hỗ trợ cho dưa leo baby trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó quyết định đến sức khỏe và năng suất của cây nên cần có kỹ thuật chăm sóc dưa chuột bao tử hợp lý.

    Bón phân

    Yêu cầu dinh dưỡng của dưa chuột Baby khá cao, mạnh nhất là Kali tiếp theo là protein. Vì vậy cần tưới nhiều nước và hòa các loại phân lân, đạm, kali, ure vào nước để tưới cho cây để tăng chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và ra hoa. Lưu ý sau khi bón phân cần tưới lại nước để tránh làm cháy rễ cây.

    Thường xuyên nhặt cỏ ở gốc cây, ngắt bớt lá cây già ở phía dưới và cành bên để tạo độ thông thoáng cho cây. Không nên để cây quá cao để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa và đậu trái.

    Tưới nước

    Khi cây còn nhỏ, chúng ta cần tưới nước điều độ, tránh làm cây bị úng hoặc khô héo. Nhưng khi cây ra hoa đậu quả thì cần cung cấp thêm nước cho cây vì cây cần nhiều nước để nuôi quả ở giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng nước sạch để tưới cây, có thể lấy nước từ các hồ đập, sông ngòi hoặc giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ khu vực ô nhiễm để tránh ảnh hưởng đến môi trường cây phát triển.

    Khi cây bắt đầu ra tua thì nên làm giàn cho dưa chuột leo. Nên cắm giàn hình chữ A. Cần buộc ngọn dưa để dưa không bị gãy. Công việc này được thực hiện thường xuyên cho đến khi cây ngừng phát triển để đảm bảo năng suất và chất lượng dưa…

    Tỉa cành

    Bạn cần cắt tỉa, cắt bỏ những cành phụ, cành yếu, không có khả năng đậu trái để tập trung cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cho đến khi thân chính bò lên đỉnh giàn. Nên để lại 4-6 cành phụ và ngắt bớt chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa và đậu quả sớm.

  6. Phòng ngừa sâu bệnh

    Sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của cây. Cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh ngay từ khi mới trồng và làm đất để hạn chế đáng kể sâu bệnh cho cây.

    Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm sâu bệnh hại để xử lý sâu bệnh kịp thời. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết và đảm bảo thuốc nằm trong danh mục cho phép.

  7. Thu hoạch

    Bạn có thể thu hoạch dưa leo sau 45 ngày kể từ khi trồng dưa hoặc 5 ngày sau khi ra hoa. Bạn nên thu hoạch trong thời gian này vì lúc này quả non ăn sẽ ngon hơn.

    Trên đây là những chia sẻ của Siêu Thị Nhà Nông về kỹ thuật trồng dưa leo. Các bạn có nhu cầu mua hạt giống dưa chuột  hãy liên hệ với chúng tôi nhé.


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Trả lời