Mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả. Đồng thời tạo sinh kế để người dân vùng cao phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Công ty Cp Siêu Thị Nhà Nông có các loại cây Lâm Nghiệp – Dược liệu như sau:
1. Cây Lâm Nghiệp
1.1. Cây giống Sưa Đỏ
Cây sưa đỏ có chiều cao cây lên tới 20 mét, đường kính đến 0,8 mét. Cây gỗ sưa được xếp vào nhóm 1A và là gỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế rất cao, một số loài quý hiếm là loài đặc hữu của đảo Hải Nam.
Tâm gỗ màu nâu đỏ hoặc màu tím nâu, khi tuổi đời của cây sưa đỏ tăng lên thì gỗ của nó trở thành màu đỏ sẫm như Bã Trầu. Thường có sọc màu nâu sẫm, sáng bóng, có hương thơm quyến rũ, kết cấu gỗ so le, hình thành một cách tự nhiên, mẫu đẹp. Gỗ cây sưa đỏ làm đồ nội thất tuyệt đẹp, màu sắc sâu, thanh lịch cao quý, mạnh mẽ. Và bền, hàng trăm năm không biến dạng, không mất mùi thơm và màu sắc càng để lâu càng đẹp.
1.2. Cây giống Sao Đen
Sao Đen thuộc họ dầu dipterocarpaceae, tên khoa học là Hopea odorata, tên tiếng Anh là Golden oak. Một số tên gọi tiếng Việt khác là: Sao Nghệ, Sao Cát, Mạy Khèn… Loài cây này được trồng để tạo cảnh quan, tạo bóng mát và cũng được trồng để lấy gỗ.
Ý nghĩa sử dụng của cây sao đen
- Gỗ cây sao đen có chất lượng tốt, thân to, màu nâu đỏ đẹp; nên được sử dụng trong ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ gồ, nội thất…
- Thân cây sao đen to, tỏa bóng mát rộng lớn, cành lá sum suê để ngăn ánh nắng mặt trời; tạo không gian trong lành, mát mẻ.
- Tạo cảnh quan khuôn viên đô thị thêm thanh lịch, có tính thẩm mỹ cao. Nhất là khuôn viên trường học, khu công nghiệp…
- Sử dụng trong y học để làm thuốc chữa bệnh: cầm máu bằng nhựa; ngâm rượu chữa sâu răng hoặc viêm lợi…
- Nhựa cây Sao Đen còn được ứng dụng làm vecni, sản xuất sơn, công nghiệp thuốc ảnh.
>>> Tìm hiểu thêm về Các loại hạt giống hoa được cung cấp tại Siêu Thị Nhà Nông
2. Cây Dược liệu
2.1. Cây Đinh Lăng
Cây đinh lăng là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ bao đời nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng dược lý của nó. Cả rễ, thân, lá đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên cũng như các loại thảo dược khác, không nên sử dụng quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt về sau.
Đinh lăng có công dụng chính là tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực và thể lực. Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng là nhân sâm của người Việt, có tác dụng tương tự như Sâm Ngọc Linh hay nhân sâm Hàn Quốc, được dùng để làm thuốc, làm cảnh, hay làm rau ăn sống cùng một số món ăn.
Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!