Cam xoàn là giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cực cao cho bà con nông dân Cần Thơ. Không chỉ cho năng suất cao mà vị ngon ngọt của loại cam này được đánh giá là cao nhất trong số tất cả các loại cam hiện nay.
Ở miền Bắc nổi tiếng với giống cam sành, cam Cao Phong thì các tỉnh miền Nam nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long lại nổi tiếng với loại cam xoàn. Một loại cây được trồng khá lâu đời tại đây cho thu hoạch năng suất rất cao.
Cam xoàn với chiều cao trung bình có thể lên đến 5m. Tuy nhiên hiện nay người trồng thường hạn chế chiều cao của cây chỉ để ra tán ngang nhằm tăng năng suất và dê chăm sóc nên chiều cao khoảng 3m trở lại.
Đặc điểm hình thái của giống cam xoàn
Cây cam xoàn thường cho thu hoạch sau khoảng 30 tháng trồng. Đặc điểm của giống cam này là quả mọc thành từng chùm. Qủa có hình tròn với mặt dưới có một vòng tròn đường kính 1-1,5 cm. Xung quanh cuống trái có 1 quầng tròn nhỏ hơi nhô lên nên nhiều người thường gọi là Cam xoàn 2 đồng tiền.
Qủa khi chưa chín có màu xanh và dần dần ngả sang màu vàng chanh khi dần dần chín. Cam có lớp vỏ mỏng dễ bóc bên trong có lớp cơm vàng nhạt vị ngọt đậm, mùi hương thơm và có trọng lượng trung bình 250-300gram một quả.
Cây cam xoàn đang được coi là giống cây trồng chủ lực của nông dân làm vườn Cần Thơ. Diện tích trồng ngày một tăng giúp không ít gia đình xóa đói giảm nghèo làm giàu lên từ những quả cam mọng nước này.
Cách trồng cây cam xoàn
Cây cam xoàn sinh trưởng và phát triển mạnh thích nghi với nhiều vùng đất nhưng muốn cho vườn cam cho năng suất cao bà con cần nắm vững một số kĩ thuật trong việc chọn giống, trồng và chăm sóc
Tiêu chuẩn chọn giống
Hiện nay cây cam xoàn được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Khi chọn cây con giống cần chọn cây khỏe mạnh không mắc bệnh. Kinh nghiệm chọn giống cam ghóe trên gốc Voka sẽ giúp cây phát triển nhanh, mạnh và cho tuổi thọ lâu dài hơn.
Thời vụ trồng
Cam xoàn được trồng vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu. Cam cho thu hoạch vào 2 vụ trong năm là tháng 9-11 với vụ chính và tháng 3-4 với vụ trái mùa.
Tiêu chuẩn chọn đất trồng và chuẩn bị đất
Cây cam xoàn không kén đất. Có thể trồng cam trên nhiều loại đất khác nhau. Loại đất thích hợp nhất với cây cam là loại đất thịt cao ráo và thoát nước tốt đặc biệt không bị nhiễm phèn nặng.
Tùy loại đất canh tác mà các mô trồng cây sẽ được xử lý một cách khác nhau. Với nhưng vùng đất trũng, cần đắp mô đất cao có mô bao phủ và có vùng thoát nước. Với những vùng đất phẳng thoát nước tốt chỉ cần đắp mô có độ cao vừa phải là đủ.
Trước khi trồng cầm làm đất cho thật tơi xốp. Hố trồng cách nhau ít nhất 3-4m và phải được cày ải kĩ,loại bỏ cỏ dại và bón lót xuống hố một lượng vôi bột khử trùng, 10kg phân chuồng hoai mục.
Kĩ thuật trồng cây
Khi trồng nên nhẹ nhàng bóc lớp nilon bầu đất ra. Đặt cây con giống theo hướng đứng thẳng và lấp đất lại kín bề mặt trồng. Trồng xong tưới nước ngay cho cây để cung cấp độ ẩm giúp cây mau bén rễ. Trong giai đoạn cây cam xoàn còn non nên dùng cọc nilon cố định cây. bằng cách cột dây vào cọc khoảng cách thích hợp mỗi cây là 3-4m
Chế độ chăm sóc cây cam xoàn
Chế độ tưới nước: Cam xoàn có nhu cầu nước ở mức trung bình. Không cần quá nhiều nước chỉ cần duy trì độ ảm trong đất thường xuyên và không để gốc bị khô hoặc ngập nước lâu.
Cắt tỉa tạo tán cho cây cam xoàn: Hiện nay người trồng cam xoàn không để cây mọc quá cao. Chỉ cần làm sao cho ra nhiều tán, cành nhánh là được. Điều này giúp tăng năng suất cây và giúp dễ xử lý sâu bệnh và chăm sóc.
Chế độ bón phân cho cam xoàn
Tùy vào độ dinh dưỡng trong đất và tình trạng sinh trưởng của cây mà ta bón phân cho phù hợp. Với những cây vào thời kì thu hoạch được 2-3 lần thì lượng phân bón cho cây thường được tính toán qua năng suất thu hoạch năm trước để tính được lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Hàm lượng phân bón cho cây
– Phân hữu cơ : 5-10 kg/ gốc/năm
– Phân hóa học: Phân NPK 16:16:8
Năm đầu nên bón phân làm 4 lần trong năm mỗi lần bón khoảng 200-300 g.
Năm 2 bón 400 – 600 g chia làm 3 lần bón trong năm.
Bón phục hồi sau khi cây cho quả, bón 1,5 kg phân NPK cộng với 1/5 kg phân ure và toàn bộ phân hữu cơ
Phòng trừ sâu bệnh
Cam xoàn có sức đề kháng tốt hơn những giống cam khác tuy nhiên vẫn gặp một số loại sâu bệnh hại. Có thể kể đến như là sâu cuốn lá, sâu đục trái và quả. Các loại bệnh thối rễ, bệnh vàng lá. Cần phải thường xuyên chăm vườn kiểm tra kĩ từng cây để phát hiện mầm bệnh từ đó có hướng xử lý kịp thời bằng những loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây.
Thu hoạch
Cam xoàn cho thu hoạch lứa đầu tiên sau khi trồng 30 tháng. Từ lúc ra hoa cho đến lúc thu hoạch sẽ mất khoảng 8-9 tháng. Nên thu hái vào lúc trời không mưa nắng ráo. Nhẹ tay cắt phàn cuống của từng chùm quả rồi lấy kéo tách từng quả ra. Bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp giữ được độ tươi lâu hơn của quả cam.
=>> Xem thêm: Cây Mâm xôi vàng (Phúc bồn tử trái vàng)