Hoa lồng đèn lên ngôi khi có mặt trên thị trường hoa trang trí tại Việt Nam. Với vẻ đẹp bắt mắt, ngộ nghĩnh của những bông hoa rực rỡ rũ xuống tạo vẻ đẹp mê hồn cho không gian xanh vườn nhà.
Hoa lồng đèn mang màu sắc sặc sỡ và đẹp mê hồn. Lại nở đúng dịp cận tết nên chúng mang ý nghĩa của bình an, may mắn và thịnh vượng. Nhiều gia đình chọn hoa Lồng Đèn để chưng tết nhằm cầu mong một năm mới viên mãn. Nhiều điều mới và thuận lợi trên đường công danh của các thành viên trong gia đình.
- Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?
- Cách trồng su hào tại nhà cực đơn giản, giống cây tại Siêu Thị Nhà Nông
-
Đặc điểm của cây hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn có cả hai loại là dạng bụi và dây leo, loại thân bụi với chiều cao trung bình khoảng 40 – 100cm, trong điều kiện thời tiết thích hợp. Bụi cây có thể cao lên tới 2m, còn đối với lồng đèn dây leo. Cây có thể leo cao từ 1 – 3m và có nhiều cành nhánh.
Khi cây còn non, thân của loài hoa này có màu xanh và chuyển dần sang nâu đỏ khi cành đã cứng cáp, trưởng thành.
Khi nở rộ, những bông hoa có đa dạng màu sắc từ hồng, đỏ, vàng, trắng đến xanh tím, mép nguyên, mọc đối xứng, nhìn không khác gì những chiếc lồng đèn xinh xắn được treo lủng lẳng vào những dịp lễ hội. Đặc biệt, lồng đèn có hoa mọc ra từ nách lá nên số lượng hoa khá nhiều mỗi mùa nở rộ. Chính vì vậy, đây là một loài hoa trồng làm cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.
-
Ý nghĩa của hoa lồng đèn
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những chậu hoa lồng đèn rực rỡ. Được treo trong nhiều nhà vào dịp tết. Với sắc hoa rực rỡ và hình ảnh cánh hoa bung nở vào mỗi sáng sớm, như sự đâm chồi nảy lộc đầu năm mới, mang đến may mắn, thịnh vượng và bình an cho cả gia đình. Thật tuyệt vời khi đi chúc tết với một chậu hoa lồng đèn mang ý nghĩa thuận buồm xuôi gió vạn sự hưng đúng không nào.
Cái tên hoa lồng đèn hay hoa đăng đều đã thể hiện rõ hình thái của hoa như chiếc đèn lồng. Đang tỏa ra ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Người ta luôn tin rằng biểu tượng của tri thức giống như chiếc đèn, soi sáng tư duy và mở lối những con đường tăm tối. Cũng dẫn hướng cho bạn luôn lạc quan hướng về phía trước.
Nhiều cành lá chen chút nhau thả hoa đong đưa trong gió. Tựa như những đứa con xa nhà đang vui mừng khi được đoàn tụ gia đình. Họ muốn khoe tặng những phần tình cảm ngọt ngào như hương hoa, xinh đẹp như lòng hiếu dành cho nơi gọi là nhà. Vậy nên hoa lồng đèn còn là tượng trưng cho sự tốt lành và hạnh phúc vẹn tròn.
-
Trồng hoa lồng đèn vào thời điểm nào để cho hoa đẹp?
– Cây hoa lồng đèn có thể sống trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nhưng thích hợp nhất là khí hậu mát mẻ. Cây phát triển tốt những nơi có nhiệt độ từ 15 – 30oC và thích ánh sáng nửa râm (sợ ánh sáng trực tiếp).
– Thời điểm thích hợp để trồng hoa lồng đèn tùy vào đặc điểm mỗi vùng trồng. Đối với các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa pa, Mộc châu…có thể trồng quanh năm. Đối với các vùng có những thời điểm nhiệt độ cao hơn 30oC. Thì nên tránh trồng hoặc nếu trồng cần che bóng cho cây. Các vùng miền Bắc nên trồng bắt đầu vào mùa thu, từ tháng 8 – 4 năm sau dương lịch.
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lồng Đèn
Cách nhân giống cây hoa lồng đền phổ biến nhất hiện nay là: Phương pháp giâm cành.
Một số chú ý khi trồng cây hoa lồng đèn như sau:
Ánh sáng
Cây hoa lồng đèn có thể sống trong điều kiện môi trường thiếu sáng, bóng râm, rất dễ trồng và chăm sóc.
Nhiệt độ
Cây Lồng Đèn phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 20-26 độ C, hoa sẽ nở đẹp rực rỡ. Nhiệt độ dưới 15 hoặc trên 30 sẽ khiến cây sinh trưởng kém và có thể chết
Độ ẩm
Cây ồng đèn là loại cây ưa ẩm nên bạn cần chú ý để đảm bảo độ ẩm cho cây có môi trường phát triển tốt nhất.
Đất
Rễ cây ăn nông, có xu hướng lan ngang nên trồng loại đất xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng để cây phát triển. Đất nên trộn phân chuồng và chấu trước khi trồng cây.
Nước
Cây hoa lồng đèn ưa ẩm. Nên tưới nước sạch cho cây, tốt nhất là nước mưa, sông, hồ, ao. Nếu tưới nước máy nên để nước 2-3 ngày lắng để trung hòa các chất kim loại và chất tẩy.
Phân Bón
Nên bón phân NPK, phân đầu trâu hòa tàn với phân chuồng qua xử lý tưới 1 lần/tháng
Một số sâu bệnh hại lồng đèn: bướm trắng, rầy mềm, bù lạch, rệp bột, thối rễ, rệp vảy, nhện đỏ, rỉ sắt. Bạn nên chăm sóc cây bằng cách tưới nước và bón phân đúng định kỳ, tỉa những lá sâu hoặc vàng.