Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?

Rất nhiều người thắc mắc: “Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?”. Câu trả lời là có. Các giống hoa hồng ngoại khi đưa về được thuần hóa và thích nghi với khí hậu nhiệt đới, đảm bảo cho hoa liên tục, bông to, đẹp và giữ được 90% đặc tính của cây so với khi trồng ở nước xuất xứ.

Hoa hồng ngoại

Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?
Hoa hồng ngoại có trồng được ở Việt Nam không?
  1. Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng ngoại trong chậu khi mới mua về

    Mới mua hoa về, trước khi tiến hành trồng bạn phải biết cách chăm sóc chúng cho tốt. Cách chăm sóc hồng ngoại như sau:

    • Ánh sáng: Hoa hồng là loài cây ưa nắng, nên sau khi mua về bạn phải phơi nắng cho cây khoảng từ 6 đến 8 giờ trong một ngày. Khi tiếp nhận đủ ánh nắng thì cây sẽ tránh được một số bệnh về sau như: nhện đỏ, vàng lá, nấm lá.
    • Cắt tỉa cành: Sau khi mua hoa hồng ngoại về. Bạn nên cắt bỏ lá vàng để cây đâm chồi và phát triển tốt hơn.
    • Tưới nước: Hoa hồng ngoại rất ưa nắng nhưng bạn cũng phải tưới nước thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết cho đất, giúp cây phát triển tốt. Tốt nhất, bạn nên tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều vào mùa hè. Mùa mưa thì chỉ tưới khi nào trời nắng gắt và quan sát lỗ thoát nước của cây.
    • Cung cấp dinh dưỡng: Đất của những chậu hoa hồng ngoại hoặc giống cây mới mua về rất ít chất dinh dưỡng, cho nên bạn cần bón phân thêm vào chậu để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
  2. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng

    Cây Hoa Hồng Ngoại
    Cây Hoa Hồng Ngoại

    Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc hoa hồng đơn giản và chuẩn bạn cần nắm trước khi bắt tay vào chăm bón: 

    Tưới nước đúng cách

    Đầu tiên cần nắm rõ được cách tưới nước cho hoa hồng sao cho đúng chuẩn. Đất trồng hoa hồng cần thường xuyên được giữ ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng. Vì vậy, hàng ngày bạn nên tươi nước vào buổi sáng và chiều tối. Đối với hoa hồng được trồng tại nơi có khí hậu nóng bạn nên tưới nước nhiều hơn so với nơi có khí hậu lạnh. Có thể dùng bình tưới trực tiếp vào gốc hoa hồng và tránh làm ướt lá. 

    Khi tưới nước cho hoa hồng bạn cần lưu ý. Không nên tưới vào buổi tối vì cây dễ bị nấm bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể phủ một lớp đất viên ở gốc cây để giảm văng đất khi tưới. 

    Bón phân

    Cách chăm sóc cây hoa hồng bạn cũng cần chú ý tới công đoạn bón phân sao cho hợp lý. Hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ, giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây và cân bằng độ pH. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng các loại phân bón chậm như trùn quế, lân, kali, đạm đầy đủ. 

    • Hoa hồng sau khi được trồng khoảng 1 tuần. Bạn bón phân trùn quế ở gốc tùy theo cây nhỏ hay lớn. 
    • Mỗi lần bón phân có thể bổ sung thêm phân chuối trứng. 
    • Khoảng 7 – 10 ngày bón thêm phân trùn quế một lần để hoa hồng có màu đẹp và cánh dày. 
    • Sau 3 tháng xới đất quanh gốc hoa hồng và dải phân trùn quế lên trên để phòng trừ sâu bệnh tấn công.

    Bấm ngọn cây và chăm sóc tỉa cây thường xuyên

    Cây Hoa Hồng Ngoại
    Cây Hoa Hồng Ngoại

    Bước tiếp theo của hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa hồng đó là tiến hành bấm ngọn và cắt tỉa thường xuyên. 

    • Mục đích của việc bấm ngọn hoa hồng là không cho cây mọc lên cao và giúp dưỡng chất tập trung nuôi cây. 
    • Nên bấm ngọn hoa hồng ở thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. 
    • Ngọn hoa hồng khi được bấm sẽ giúp kích thích chồi bên và cành được phát triển nhanh. Từ đó, cây hoa hồng sẽ có thêm nhiều cành và tăng năng suất thu hoạch hoa. 

    Nên cắt tỉa hoa hồng vào đầu mùa xuân và lưu ý nên bón phân trùn quế vào gốc trước khi cắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt bỏ những cành già, xấu và bấm ngọn xung quanh giúp cây ra nhiều hoa. Khi cắt tỉa xong nên phun thuốc trừ sâu giúp cây chống nấm bệnh và phát triển khỏe.

    Phòng ngừa sâu bệnh và trị bệnh cho cây

    Để hoa hồng ít bị sâu bệnh bạn nên chọn giống có khả năng kháng bệnh tốt. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây hoa hồng đẹp với khâu phòng ngừa sâu bệnh và trị bệnh như sau: 

    • Bệnh phấn trắng: Nên cắt tỉa nụ, chồi hoặc lá bị nhiễm bệnh. Sau đó tươi nước baking soda và phun lên hoa hồng 1 – 2 lần/tháng. 
    • Bệnh đốm đen: Tưới hỗn hợp baking soda và dầu quả.
    • Bọ trĩ: Cắt tỉa hoa sắp nở và lá già.
    • Nhện đỏ, nhện đen và nhện vàng: Xịt mạnh nước vào lá cây để tránh lây nhiễm bệnh ra các bộ phận khác của cây. 

     


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Trả lời