Giống cây chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc. Cùng Siêu Thị Nhà Nông tìm hiểu qua bài viết này nhé.
- Cung cấp Hạt giống dưa hấu nụ tại Siêu Thị Nhà Nông
- Hạt giống cần tây- Nảy mầm nhanh, năng suất cao tại Lâm Đồng
-
Giá trị kinh tế của Giống cây chùm ruột
Chùm ruột là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, cây dễ ra hoa, đậu quả, năng suất của cây từ 30-35 tấn/năm, cho doanh thu 250-300 triệu/ha. Cây trồng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Quy cách cây giống: Cây trong bầu ươm chiều cao: 40 – 50cm
Thu hoạch: Trong vòng 2 năm.
-
Đặc điểm cây chùm ruột
Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.
Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2 cm.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.
Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Trái hình tròn, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Mỗi quả chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam. Khi nấu ở nhiệt độ cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ.
Lá chùm ruột có khi được nấu lên ăn như một loại rau.
Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều a xít oxalic -
Công dụng cây chùm ruột
– Thường được dùng để nấu canh. Và làm nước ép hoa quả. Làm mức.
– Rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C). Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt. Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng. Thân cây chùm ruột được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng làm hạ sốt nhanh chóng. Có tác dụng giải độc, chùm ruột là một trong những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da.
– Chùm ruột được sử dụng trong các món gỏi, làm nước uống, nước xốt hay làm mứt. Khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, được sử dụng để gói nem chua vì tính sát khuẩn mạnh. Có thể làm một loại nước uống lên men rất ngon: chuẩn bị 1 kg chùm ruột trái to không dập, 2 kg đường, 2 muỗng muối và 1 hũ thủy tinh sạch. Cho một lớp đường khoảng 1,5 cm dưới đáy hũ, cho chùm ruột vào và cứ tiếp tục xen kẽ hết lớp này đến lớp khác. Sau cùng thì rắc đều muối trên mặt, chèn kỹ và đóng nắp. Khoảng một tuần là có thể pha đá uống được.
-
Kỹ thuật trồng cây chùm ruột
Cây Chùm Ruột trồng không khác gì những loại Cây Ăn Trái khác. Tuy nhiên, khi trồng bạn cần chú ý. Chùm Ruột là giống cây ưa nắng, do đó nên trồng cây ở vị trí nắng nhiều, tránh những nơi bị che nắng hoặc thiếu sáng. Trong điều kiện bóng râm ánh sáng còn 60-70% cây vẫn sống và phát triển được nhưng rất chậm có trái, và trái ít.
Đất trồng: Bạn nên chọn những nơi đất thoát nước tốt, có độ tơi xốp. Bạn có thể dùng các loại đất sạch đóng bao sẵn. Hoặc bạn dùng hỗn hợp bụi dừa, tro trấu, trộn ít đất thịt, phân chuồng để trồng cây. Nếu trồng trong chậu, thì chậu có đường kính tối thiểu là 40cm.
Hố trồng: Nếu trồng để khai thác mật độ để trồng Chùm Ruột là 4x4m, đào hố trồng với kích thước 50x50x50cm. Dưới hố bón 10-15kg phân chuồng đã qua xử lý + 200 lân + 50 gram Basudin + 0,5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ ph cho đất.
Cách trồng: Bạn gỡ lớp nilon của bầu cây, từ từ đặt cây vào giữa hố đã đào sau đó san đất và nệm đất cho chặt vào gốc cây, cắm cọc và buộc cố định để cây khỏi bị gió lay gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho cây, bảo vệ cây khỏi sự phá hoại của gia súc, gia cầm.