Ấn tượng đầu tiên của nhiều người về những quả măng cụt là lạ thú vị. Nhiều người còn hoài nghi về khả năng ăn được của loại quả này nhưng một khi đã trải nghiệm thưởng thức hương vị của chúng nhiều người lại mê mẩn trước loại quả này.
Măng cụt là loại trái cây khá phổ biến ở các nước Châu Á như Thái Lan, Mã lai, Indonesia và cả Việt Nam. Ở nước ta giống măng cụt này được trồng khá nhiều ở miền Nam tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống cây này cho năng suất cao nên được bà con nơi đây trồng rộng rãi. Người tiêu dùng thì bình chọn đây là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới vì hình dáng đẹp và hương vị thơm ngon giàu dinh dưỡng của chúng.
1. Đặc điểm của giống cây măng cụt
Hình dáng quả nhỏ bé thế thôi nhưng đây là loại cây thân gỗ khá to. Chiều cao trung bình của cây có thể lên tới hơn 10 mét. Cây có bộ tán khá rộng với lá dày hình thuôn dài màu xanh sẫm. Điểm thú vị nhất có lẽ là hình dáng khác lạ của quả măng cụt. Qủa có dạng cầu tròn chỉ bằng quả cam nhỏ. Tuy nhiên lớp vỏ của măng cụt khá dày và cứng. Qủa khi chín có màu đỏ tím sẫm bên trong là màu đỏ rượu vang dày và xốp. Ruột măng cụt có màu trắng chia thành nhiều múi khí ăn có vị ngọt thanh hơi chua và hương thơm đặc biệt.
Nhiều người sành ăn măng cụt chia sẻ mẹo chọn măng cụt ngon là không nên chọn quả quá to vì cùi sẽ dày và hạt to không ngon. Chọn những quả đều nhỏ thì sẽ ngon hơn. Ngoài ra còn một mẹo để biết số múi trong quả là ở phần đáy có hình bông hoa nhỏ nhiều cánh. Qủa bao nhiêu cánh hoa thì bên trong sẽ có bấy nhiêu múi.
Cây măng cụt hiện đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế rất cao và tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Chính vì thế mà các địa phương đang khuyến khích trồng loại cây này để làm giàu. Nếu bạn là người ưa thích loại quả này thì sao không thử trồng theo những gợi ý dưới đây của chúng tôi.
>>> Xem thêm về Ăn uống gì để có sức khỏe trong mùa dịch Covid – 19
2. Bí quyết trồng măng cụt cho năng suất vượt trội
2.1. Tiêu chuẩn chọn giống
Hiện nay măng cụt được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc chiết cây. Vì là cây ra quả không thụ phấn nên cây trồng từ hạt sẽ vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Phương pháp ghép cho quả nhỏ và ít hơn so với việc gieo hạt.
Việc gieo hạt măng cụt khá đơn giản. Chỉ cần chọn những hạt to nặng từ những quả măng cụt chín già. Đem rửa sạch rồi gieo vào bầu đất giữ ẩm khoảng 10 ngày là hạt nảy mầm. Không nên để hạt lâu ngày rồi mới đem gieo vì hạt dễ mất sức và tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao.
2.2. Điều kiện nhiệt độ độ ẩm
Cây măng cụt là loại cây có yêu cầu độ ẩm thấp và nhiệt độ không quá lạnh khoảng 25-35 độ C. Vùng đất quá khô và ẩm cây cũng sẽ khó phát triển được.
2.3. Mật độ khoảng cách
Măng cụt là cây có tán lớn do đó cần phải trồng thưa với khoảng cách mỗi cây là 7m.
3. Kỹ thuật trồng
Khi cây con đã nảy mầm bạn chăm sóc duy trì độ ẩm để cây ra nhiều chồi và lá. Khi chiều cao cây khoảng 30cm là bạn có thể đem trồng ở đất sân vườn.
Khi trồng cần chú ý đào hố trồng với kích thước vừa với bầu đất. Sau đó nhẹ nhàng đặt cây con giống vào bên trong. Lấp đất lại sao cho đất ngang với mặt bầu. Để cay được đứng vững chắc hơn bạn cần cắm thêm cọc tre. Trồng xong tưới luôn nước giữ ẩm cho cây.
3.1. Chế độ chăm sóc định kì
Chế độ nước:Măng cụt là giống cây có nhu cầu nước khá lớn. Nhất là ở giai đoạn cây sinh trưởng tạo tán và ra quả. Thời kì mùa khô cần bổ sung lượng nước thường xuyên cho cây vào buổi chiều tối.
3.2. Làm cỏ, trồng xen
Do là cây giống măng cụt là loại cây ăn trái lâu năm. Nên bạn có thể trồng xen thêm một số loại cây ngắn ngày trồng để hạn chế cỏ dại và tăng thêm nguồn rau xanh.
Vào những năm đầu khi cây còn đang phát triển kiến thiết cành lá cỏ dại sẽ phát triển khá mạnh. Nếu như không nhổ sạch được hết vì quá nhiều bạn có thể phun thuốc diệt cỏ bằng Gramoxone hoặc Glyphosate.
3.4. Tỉa cành tạo tán, cột cành
Thời kì cây còn nhỏ chỉ cần cắt tỉa bỏ những cành héo, cành còi cọc và cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây.
Khi lớn một chút nữa cao khoảng trên 1,5m bạn tiến hành cắt tỉa cành ngọn để cây tạo cành nhánh cấp 1. Một cây chỉ cần chọn 3-4 cành to để giữ lại nuôi còn lại loại bỏ hết. Với mỗi cành cấp 1 bạn cũng tiến hành cắt tỉa để tạo cành cấp 2-3 tùy vào ý muốn của mình.
Thời kì cây cho thu hoạch thì sau mỗi vụ bạn cần cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả.
>>>>> Siêu Thị Nhà Nông gửi chính sách bán hàng đặc biệt
4. Bón phân cho cây măng cụt
Tùy vào độ tuổi của cây, đường kính tán và tình trạng sức khỏe mà bạn cần bón phân cho đúng và đủ liều lượng.
Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần
Trung bình cây ở giai đoạn phát triển mỗi năm bón 5-10 kg phân chuồng hoai mục. Phân NPK bón theo công thức 15:15:15 với hàm lượng cụ thể như sau:
– Măng cụt khoảng 1 tuổi: Bạn bón bón 0,5kg NPK từ 2-3 lần một năm.
– Măng cụt khoảng 2 tuổi: Bạn bón 1kg
– Măng cụt khoảng 3 tuổi trở đi mỗi năm bón tăng lên 20%.
5. Thu hoạch quả
Khi quả chuyển sang màu hồng tím bạn đã có thể thu hoạch được. Thu hái vào thời điểm buổi sáng sớm và nhẹ nhàng tránh làm dập quả. Đựng quả trong túi nilon kín ở nhiệt độ mát có thể giữ được quả tươi lâu hơn.
>>>> Tìm hiểu thêm về Top các loại cây ăn trái dễ trồng ở sân vườn nhà phố tại Siêu Thị Nhà Nông