Nếu cần kể đến một loài cây lâm nghiệp có giá trị cao nhất tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cây dổi. Loài cây đặc hữu này có giá trị kinh tế cao; nên trong những năm gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của bà con trồng rừng. Trong bài viết này, Siêu Thị Nhà Nông sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A – Z về loài cây quý này!
1. Đặc tính sinh trưởng của cây dổi
Cây dổi là loại cây đặc hữu của Việt Nam; được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Dổi là loài cây thân gỗ lớn. Cây trưởng thành có thể cao hơn 30m với đường kính thân lên tới hơn 1m. Thân cây thẳng tăm tắp, tròn đều, phân cành cao. Cây có rễ cọc, tán hẹp, đường kính tán lá cây to nhất khoảng 5 mét.
Gỗ dổi có mùi thơm đặc biệt, màu vàng mịn; vân đẹp. Loại gỗ này nhẹ mà bền; ít cong vênh mối mọt. Mùa ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-8. Quả dổi khi chín sẽ bung ra; để lộ hạt dổi đỏ căng mọng. Loại hạt này được quý như vàng. Mỗi hạt dổi to bằng hạt ngô, khi phơi khô chuyền màu đen hoặc nâu cánh gián. Chúng có lượng tinh dầu lớn; thường được dùng làm gia vị hay dược liệu chữa bệnh. Dổi là loài cây thân gỗ lớn khi trưởng thành có thể cao hơn 30m.
2. Cây dổi có tác dụng gì?
– Vỏ cây dổi chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu có tác dụng chống sốt rét, giãn mạch và chống loạn nhịp. Vỏ quả chứa nhiều chất có tác dụng trừ ho, nhuận tràng; kháng khuẩn; trị táo bón.
– Tinh dầu từ thịt quả và hạt chứa safrol và methyl eugenol có tác dụng trị sốt rét, đau nhức xương khớp.
– Thân cây chủ yếu chứa camphor; safrol và elemicin có tác dụng kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu.
– Hạt dổi là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng như: chữa bệnh đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy…); chữa bệnh xương cốt (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay gai cột sống)…
3. Giá trị kinh tế của cây dổi giống
Loài cây này mang lại LỢI ÍCH KÉP cho người trồng khi vừa thu gỗ; vừa thu hạt. Cả gỗ và hạt dổi đều mang lại giá trị kinh tế cao. Cây dổi rất dễ trồng lại tốn ít công chăm sóc. Trồng được 7 năm cây bắt đầu cho quả. Một cây dổi 30 năm cho thu từ 10 đến 30kg hạt khô. Mỗi kg bán được trên dưới 2 triệu đồng. Từ năm thứ 7 trở đi, khối lượng hạt tăng dần. Thực tế có những cây dổi 50 tuổi cho thu đến 10kg hạt mỗi năm.
Gỗ dổi có thể thu được sau 30 năm. Đây là cây gỗ quý có giá trị kinh tế cực cao. Theo giá thị thường, bình quân mỗi mét khối gỗ tròn có giá từ 20 triệu- 35 triệu/ m3 gỗ tròn. Sau 20 năm, người trồng có thể được thu khoảng 1m khối/ 1 cây.
So với các loại cây lâm nghiệp khác thì cây dổi có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Cây dổi tự nhiên hiện không còn để khai thác. Loài cây này thậm chí còn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nên nếu trồng loại cây này, bà con không phải lo đến vấn đề tiêu thụ.
4. Nên trồng cây giống dổi thực sinh hay cây dổi giống ghép?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại cây dổi giống là cây dổi thực sinh và cây dổi ghép. Cả 2 loại cây này đều có điểm chung là: sức sống khỏe; ít sâu bệnh; phù hợp với nhiều địa hình và khí hậu khác nhau. Điểm khác nhau là:
– Cây dổi thực sinh được ươm từ hạt. Có thể ra hoa đậu quả sau 6 – 8 năm trồng. Nếu đất cằn, thời gian thu quả có thể chậm hơn. Tỷ lệ đậu quả đạt khoảng 95-98%, vẫn có cây không ra quả. Tuổi thọ cây có thể lên đến vài trăm năm. Chiều cao tối đa cây có thể lên đến 30m. Cây giống thực sinh giá rẻ hơn; vốn đầu tư thấp hơn.
– Cây dổi ghép là cây có gốc thực sinh được ghép mắt từ những cây đã sai quả, sản lượng ổn định. Với những cây giống này, chỉ trồng 2,5 đến 3 năm là người trồng có thể được thu quả. Nếu đất nghèo dinh dưỡng, thời gian có thể lên 4 năm. Với cây giống này, tỷ lệ đậu quả là 100%. Tuy nhiên, cây dổi ghép chỉ có chiều cao khoảng 5 – 7m nên thu được ít gỗ. Tuổi thọ cây từ 25 – 30 năm.
Tùy mục đích đầu tư, bạn có thể chọn cây dổi thực sinh hay cây dổi ghép để đạt được hiệu quả kinh tế như mong đợi.
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi giống chi tiết nhất
5.1. Thời vụ trồng cây dổi giống
Ở các tỉnh miền Bắc, thời điểm lý tưởng nhất để trồng dổi là vào vụ xuân hay đầu vụ hè, từ tháng 3 đến tháng 6. Ở vùng Bắc Trung Bộ nên trồng dổi vào tháng 10 – tháng 11. Vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên trồng vào tháng 6 đến tháng 8.
5.2. Kỹ thuật trồng cây dổi theo băng
Kỹ thuật này phù hợp với những khu rừng nghèo dinh dưỡng; khu rừng non mới phục hồi hoặc rừng thiếu tái sinh. Băng làm theo đường đồng mức với địa hình có độ dốc lớn hơn 15 độ hoặc theo hướng Đông – Tây. Hố trồng cây có kích thước 40x40x40 cm cần được đào trước khi trồng 1 tháng và lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Trên mỗi băng trồng 1 hàng cây, cách nhau 4m.
5.3. Kỹ thuật trồng cây dổi theo đám
Kỹ thuật trồng theo đám phù hợp để áp dụng trên quần thể rừng có diện tích đám trống tối thiểu là 200m2. Trong các đám trống, lớp thực bì cần được phát sát đến gốc; sau đó dọn ra ngoài hoặc băm nhỏ. Rừng xung quanh đám trống phải được chặt bỏ cây dây leo; cây tán lớn ảnh hưởng đến diện tích dổi sẽ được trồng. Hố cần đào trước 1 tháng với kích thước 40x40x40cm; lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Cây trồng cách đều cự li 4m.
5.4. Trồng rừng dổi quy mô kinh doanh gỗ lớn
Kỹ thuật này được áp dụng đối với đất rừng sau khai thác hoặc với trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy. Chúng ta có thể trồng hỗn loài dổi với keo lá tràm; keo lai. Cách trồng là cứ 1 hàng dổi lại đến 1 hàng keo. Khu vực đất có độ cao hơn 15 độ nên làm luống theo đường đồng mức. Nơi đất bằng có thể làm rạch trồng theo hướng Đông Tây.
Việc quan trọng cần làm cũng là phát sạch và băm vụn thực bì. Hố trồng cây ở địa hình bằng phẳng kích thước 60x60x60 cm; ở địa hình dốc là 40x40x40 cm. Nguyên tắc vẫn là đào hố trước 1 tháng và lấp hố trước 15 ngày trồng cây dổi.
5.5. Quy trình trồng cây dổi giống
– Bước 1: Rạch bỏ vỏ bầu và cần lưu ý không làm vỡ bầu
– Bước 2: Đặt cây thẳng giữa hố => lấp đất bằng mặt hố => nén chặt quanh bầu => vun đất mặt xung quanh.
– Bước 3: Kiểm tra và trồng dặm các cây chết sau 1 tháng
– Bước 4: Sau 3 tháng kiểm tra tỷ lệ sống
Lưu ý: Có thể trồng cây dổi với khoảng cách 6 – 7 mét 1 cây. Tức là 1 ha có thể trồng được từ 200 tới 300 cây. Cây thực sinh có khoảng cách trồng thích hợp là 6x8m, 8x8m. Cây dổi ghép khoảng cách trồng thích hợp 5x6m hoặc 6x6m. Dưới tán dổi có thể trồng xen canh cà phê; chè và các cây công nghiệp phù hợp.
5.6. Kỹ thuật chăm sóc cây dổi giống định kỳ
– Năm thứ nhất: Phát quang thực bì, cỏ dại và dây leo xâm lấn sau khi trồng khoảng 3 tháng. Kết hợp với việc làm cỏ cũng cần xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.
– Năm thứ hai: Mỗi năm cần chăm sóc 3 lần. Vụ xuân phát cây leo bụi; đầu mùa mưa vun gốc phạm vi 1m và bón phân NPK(5:10:3) lượng bón 200g/ cây; cuối mùa mưa phát quang thực bì dây leo, cây bụi.
– Năm thứ ba: Cây dổi cần chăm sóc 2 lần. Lần đầu vào vụ đầu xuân cần phát quang thực bì; dây leo và cây bụi xâm lấn. Lần thứ 2 làm những việc trên kết hợp xới gốc và bón NPK.
– Cây trồng được 2 – 3 năm, nếu các cây trồng xen phát triển làm ảnh hưởng đến cây dổi, người trồng cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen canh này.
– Từ năm thứ 4, chúng ta chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần bao gồm các việc: phát dây leo và cây bụi; bỏ cây sâu bệnh; chặt bỏ những cây tán lớn không mục đích.
6. Phòng trừ sâu bệnh trên cây dổi
Cây dổi thường chịu ảnh hưởng của 2 loại sâu bệnh chính là sâu ăn lá và sâu đục nõn. Chúng sẽ làm gãy ngọn; gãy cành; kìm hãm tốc độ sinh trưởng và làm chết cây. Người trồng nên thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng hoặc dùng các loại thuốc chống mối và chống dế. Gợi ý:
– Cách 1: Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC (pha 4 lít thuốc với 70 lít nước) để phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.
– Cách 2: Làm bả với thành phần gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp. Sau đó vê viên to bằng hạt lạc và rắc lên mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.
7. Mua cây dổi giống chất lượng ở đâu?
Cây dổi là loài cây có giá trị kinh tế cao. Thậm chí được ví như “vàng ròng”. Chính vì vậy nhiều nhà vườn trà trộn cây giống kém phẩm chất để thu lời. Khi mua cây với số lượng lớn, người mua lại khó kiểm tra kỹ càng từng cây. Nếu thiếu kinh nghiệm, nhiều người mua còn không biết phân biệt cây dổi thực sinh và cây dổi ghép. Đây là lý do bạn nên tìm đến những nhà vườn uy tín như Siêu Thị Nhà Nông.