Kỹ thuật trồng và thời vụ trồng cây mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì thế mà nó khá được ưa chuộng. Nhiều người băn khoăn về phương pháp và kĩ thuật trồng mướp đắng tại nhà. Đây là loại cây có kỹ thuật gieo trồng cực kỳ đơn giản, dễ thích ứng, không kén đất, lại nhanh cho thu hoạch.

1. Trồng mướp đắng vào tháng mấy?

Mướp đắng là loại cây không quá kén mùa, về thực chất có thể trồng được quanh năm.

Tuy nhiên, mướp đắng vẫn có thời vụ cố định. Khi đó, mướp đắng sẽ ngon, có năng suất nhất. Thời gian đó dao động từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Ở vùng cao có thể trồng được sớm hơn, do đây là loài cây ưa mát, thích ẩm. Trồng trong điều kiện đó sẽ được mướp đắng ngon nhất.

2. Kỹ thuật trồng mướp đắng

Mướp đắng là loại cây rất dễ trồng. Mặc dù vậy, để trồng được thành công, cần tuân thủ một số kĩ thuật như sau:

a. Chuẩn bị đất trồng:

Nếu bạn muốn cây dễ lên mầm, tỷ lệ lên mầm cao, bạn cần có đất trồng tơi xốp, màu mỡ, sạch cỏ.

Trồng mướp đắng không cần diện tích đất quá lớn, vì đây là loài mọc leo. Chỉ cần chuẩn bị một ô đất nhỏ và cắm vài chiếc cọc là đã đủ diện tích cho cây phát triển. Vì thế đây là loại cây cực kỳ phù hợp để trồng ở sân thượng nhà.

b. Chuẩn bị giống:

Giống cây sẽ quyết định tỷ lệ khả năng mọc mầm cũng như năng suất, chất lượng quả sau này.

Vì thế hãy tìm mua hạt giống ở nơi uy tín, điều này giúp bạn thành công hơn trong quá trình trồng.

Xử lý giống:

Để hạt giống có thể nảy mầm tốt nhất, bạn cần phơi lại 3 – 6 giờ đồng hồ. Sau đó dùng bấm cắt nhẹ phần vỏ ở đầu hạt để hạt hút ẩm tốt.

Đem ngâm trong nước khoảng 6 – 12 giờ, vớt hạt ra để ráo. Tiếp theo, cho vào khăn ẩm ủ ở nơi mát đến khi nứt nanh thì đem gieo. Làm như vậy, hạt sẽ nảy mầm tốt nhất.

c. Gieo hạt:

Cho hạt vào đất, theo mật độ nhất định. Sau đó, phủ lớp đất mỏng lên, phủ quá nhiều, quá khít thì hạt sẽ không nảy mầm được.

d. Chăm sóc:

Từ khi hạt nảy mầm đến khi có thể thu hoạch lứa đầu tiên là khoảng 30 – 40 ngày.

Giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nước và phân bón cho cây. Mướp đắng khá ưa ẩm, cung cấp đủ nước sẽ khiến cây phát triển nhanh.

Thêm vào đó, tập trung bón thúc cho cây, nhất là giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này tính từ khi cây bắt đầu leo đến khi đơm hoa.

Quy trình và liều lượng bón phân:

Phân chuồng:

Sử dụng khoảng 300 – 500kg/ sào, dùng trong bón lót ban đầu trước khi gieo hạt. Với các vườn nhỏ hoặc gia đình trồng cây nhỏ lẻ, nên bón lót khoảng 0,5kg/ m2 đất.

Điều này tránh dư thừa phân bón sẽ khiến rễ cây bị tổn thương, có thể gây thối rễ, chết cây.

Phân bón thúc (thường sử dụng nhất là phân NPK):

Lượng phân bón sử dụng khoảng 20 kg / sào. Với gia đình trồng diện tích nhỏ thì nên phụ thuộc vào độ phát triển của cây để bón phân. Tuy nhiên, nếu bón thì không nên vượt quá 0,3 kg/m2 trong suốt quá trình cây phát triển.

Chia lượng phân bón làm 3 đợt:

Đợt đầu là 10 – 15 ngày sau gieo trồng, là khi cây bắt đầu lớn và chuẩn bị leo.

Đợt hai, khoảng 20 – 25 ngày sau gieo trồng, khi cây lớn và cao, leo giàn nhanh.

Đợt ba, 30 – 35 ngày sau gieo trồng, khi cây bắt đầu đơm hoa và kết trái lứa đầu.

Sau lứa đầu thu hoạch, có thể xem xét khả năng phát triển của cây để bón thúc thêm đợt 4 (không quá 0,1 kg / m2), để kích thích cây ra quả đợt 2.

Thu hoạch:

Khoảng 30 – 35 ngày thì mướp đắng có thể cho ra quả đầu tiên.

Thường thì mướp đắng có thể thu 2 – 3 đợt, tùy vào mức độ thâm canh của người trồng.

Năng suất:

Về cơ bản thì đây là một loại cây có năng suất tốt, vào khoảng 25 – 30 tấn/ha, tức là khoảng 3 kg / m2 với diện tích gieo trồng rộng.

Diện tích gieo trồng càng nhỏ thì năng suất cây càng cao do có thể tập trung vào chăm sóc, dao động khoảng 5 – 7 kg/ m2.

3. Kinh nghiệm trồng mướp đắng

Nhìn chung, mướp đắng là loại cây cần áp dụng kinh nghiệm nếu muốn có năng suất tốt và chất lượng tốt.

i. Tập trung vào giai đoạn bón lót và phân bón lót.

Phân chuồng thật sự hoai mục, sẽ đem đến lượng dinh dưỡng cao nhất và khiến cây dễ hấp thụ, tạo bộ rễ khỏe mạnh cho cây.

Mặt khác, tuyệt đối không dùng phân bón hóa học cho bón lót, cây sẽ chết hoặc năng suất thấp, do bộ rễ bị tổn hại vì phân hóa học.

ii. Tuyệt đối không dùng phân hóa học trong 10 ngày đầu cho cây

Đó là do trong thời gian này, rễ cây còn tương đối yếu, phân hóa học có khả năng gây tổn thương và cháy rễ.

iii. Không dùng thuốc trừ sâu.

Trồng đúng mùa vụ hoặc trong giàn kính sẽ giảm thiểu sâu bệnh đến tối đa.

Với các hộ gia đình hoặc trồng không đúng vụ, cần làm đất thật sạch và đến 90% sâu bệnh của cây bắt nguồn từ đất.

  • Cần triệt để loại bỏ cây mang mầm bệnh ngay từ đầu (những cây có dấu hiệu quắt lá, cháy lá…)
  • Không bón quá nhiều phân bón hóa học cho cây. Việc bón quá nhiều phân không những làm ảnh hưởng đến năng suất cây, chất lượng quả, lại còn tốn chi phí và làm hại đất.

>>>>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật trồng và công dụng thần kì của cây mướp


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp;

Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:

✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;

✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.

—————

🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG

♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống

📞 0977.35.42.79

✉️ info@sieuthinhanong.com.vn

🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng

🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.