Khoai lang dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn; phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của nước ta. Tuy nhiên cũng vì thế mà rất nhiều hộ dân đua nhau mở rộng diện tích trồng khoai lang. Trong khi chưa nắm được đúng kỹ thuật canh tác dẫn tới sâu bệnh, mất trắng. Để cải thiện tình hình trên và có bước khởi đầu thuận lợi trong trồng trọt, năng suất lớn, ít sâu bệnh thì cần thực hiện những bước sau.
1. Chuẩn bị
1.1 Điều kiện trồng củ khoai lang cho năng suất cao
- Nhiệt độ: Khoai lang ưa nhiệt độ từ 21 – 25 độ C. Nếu dưới 10 độ C, cây sẽ chuyển thành màu vàng và chết. Trên 45 độ C, cây sinh trưởng và khả năng cho củ đều kém.
- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng thích hợp từ 8 – 10 giờ sáng. Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì sẽ thuận lợi cho sự phát triển của cây. Ngoài ra, ánh sáng yếu cũng có tác dụng xúc tiến quá trình ra hoa. Do đó, khoai lang dễ trồng.
- Nước: Khoai lang cần nhiều nước. Lượng mưa trung bình trong năm từ 750 – 1000mm/năm. Độ ẩm cần thiết trong ruộng khoai từ 70 – 80%.
- Đất trồng: Khoai lang dễ sống, không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.Đặc biệt, cây khoai lang ưa đất cát pha có tỉ lệ mùn cao, đất thịt nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu. Yêu cầu khu đất trồng phải thoáng, tơi xốp. Nếu đất chặt quá củ khoai lang sẽ bị cong queo, xấu, nhỏ. Độ pH thích hợp từ 4,5 – 7,5 trừ loại đất sét có hàm lượng nhôm nặng.
1.2 Thời vụ trồng
Việt Nam là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thích hợp cho sự phát triển của cây khoai lang. Bà con có thể trồng khoai quanh năm. Tuy nhiên muốn năng suất cao, bà con nên bố trí trồng đúng thời vụ.
Theo giống:
- Các giống khoai dài ngày thường trồng vào vụ Đông Xuân, vụ Xuân.
- Các giống khoai lang trung bình và ngắn ngày thường trồng vào vụ Đông, vụ Hè Thu.
Theo đất đai:
Đất ngoài bãi phải tránh thời kỳ ngập úng nước. Nếu trồng luân canh 2 – 3 vụ thì chọn vụ trồng thích hợp, ví dụ: Luân canh 2 vụ, chọn vụ Đông – Xuân…
Theo vụ:
- Vụ Đông: Trồng vào tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 1 – 2. Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ cần trồng sớm hơn để tránh rét.
- Vụ Đông Xuân: Trồng vào tháng 11 – 12, thu hoạch tháng 4 – 5. Vùng núi cao có nhiệt độ thấp không trồng được vụ này.
- Vụ Xuân: Trồng vào tháng 2 – 3, thu hoạch tháng 6 – 7. Các tỉnh ở trung du miền núi nên trồng vào tầm từ tháng 3 trở đi, khi đã qua thời kỳ rét đậm, rét hại.
- Vụ Hè Thu: Trồng tháng 5 – 6, thu hoạch tháng 8 – 9. Miền Bắc thường bước vào thời kỳ mưa bão, nhiệt độ cao nên cần chọn thất thoáng, dễ thoát nước.
1.3 Chọn giống khoai
Chọn giống khoai lang cần phù hợp với đất canh tác ở địa phương, mục đích trồng (lấy lá làm rau hay lấy cả lá cả củ). Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 20 giống khoai khác nhau, mỗi giống lại có một ưu điểm, một điều kiện sinh thái và chất lượng khác nhau.
Để đạt được sản lượng cao, bà con có thể chọn trồng một số giống khoai mới hiện nay như: giống khoai lang Nhật, khoai lang vàng, khoai lang bí, giống khoai lang mật… các giống khoai lang lấy củ này đều cho năng suất cao, củ ngọt, bở, màu sắc và mùi vị hấp dẫn được thị trường ưa chuộng.
1.4 Chuẩn bị giống
Trồng bằng dây
Nếu trồng bằng dây, trước khi cắt dây đem trồng từ 7 – 10 ngày, bà con không được bón thêm phân đạm, chỉ nên bón hoặc tưới nước phân lân/ kali. Duy trì độ ẩm không quá 70%.
Lựa chọn dây khoai lang bánh tẻ tốt, cứng, không có dễ, lá tươi tốt, không bị sâu bệnh. Tiến hành cắt dây ngay khi thu hoạch. Mỗi dây chỉ nên lấy đoạn 1 và đoạn 2, mỗi đoạn có 5 – 8 đốt (lóng thân) là đẹp nhất.
Cách cắt dây lang làm giống trồng:
- Tiến hành cắt dây ngay khi thu hoạch. Mỗi dây chỉ nên lấy đoạn 1 và đoạn 2, mỗi đoạn có 5 – 8 đốt (lóng thân) là đẹp nhất.
- Tiến hành cắt vào buổi chiều tối nhất, trời không có mưa. Cắt cẩn thận để cây không bị gãy, dập nát. Có thể cắt với độ dài từ 25 – 35cm.
Trồng bằng củ
Khoai lang thụ phấn chéo và có sự thoái hóa. Khi trồng bằng dây được 3 – 4 năm thì khoai có thể biến dị, năng suất thấp, bà con nên thay thế, trồng bằng củ để phục hồi giống cây.
- Chọn củ khoai giống: Vỏ nhẵn mịn, đúng màu giống, không bị ghẻ, không bị sâu bệnh, kích thước to vừa. Sau khi chọn tì để nơi thoáng mát, có ánh sáng tán xạ.
- Lên luống trồng củ khoai lang: Chọn đất ẩm, đất cát pha. Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm. Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi củ vừa nhú mầm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm. Cây cách cây 20 – 25cm, lấp đất bồi cao 5 – 7cm, phủ rơm rạ để giữ ẩm cho củ khoai.
- Chăm sóc củ: Tưới nước thường xuyên, duy trì độ ẩm từ 70 – 80%. chống chuột quấy phá. Khi mầm cây mọc được cao 35 – 40cm thì cắt lấy dây đem ra chỗ khác nhân giống, để lại 5 – 10cm cách gốc cho nhánh dây khác mọc. Một củ khoai có thể thu được 3 – 4 dây.
-
Nhân dây khoai lang: đánh luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, có rãnh thoát nước 30cm. Nhân dây khoai lang với mật độ 20 x 30 – 35cm trong thời gian từ 35 – 45 ngày thì chọn dây (như cách trồng bằng dây) đem ra ruộng trồng.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang
2.1 Làm đất
Làm đất sâu: Luống trồng nên được đào sâu, để làm đất thông thoáng tốt cho sự phát triển của cây.
Lớp đất mặt: Đánh tơi xốp, mịn để cung cấp oxy cho bộ rễ và củ.
Tuy nhiên ở vụ Đông Xuân nếu trồng trên đất thịt, đất vàn thì bà con tiến hành làm ải nhưng cần đảm bảo duy trì độ ẩm cho đất.
Vụ Đông là giai đoạn vừa mưa xong nên đất ẩm, lúc này cần tiến hành làm đất ngay. Tiến hành cày lên luống, mỗi luống đắp thêm ít đất bột khô để giảm độ ẩm.
Trên chân đất cát (đặc biệt là ở ven biển), sau mùa gặt tiến hành lên luống ngay, không được làm ải đất.
Nếu đất chua, ở lần bừa đất cuối cùng, nên rải vôi lên trên mắt, khoảng 3 – 5kg/sào bắc bộ và 5 – 7kg/sào nam bộ.
2.2 Lên luống
Đất cát: luống rộng: 1,2 – 1,5m. Cao từ 45 – 50cm. Dây cắt từ 30 – 35cm.
Đất thịt nhẹ (đất pha cát), đất thịt, đất thịt nặng: Luống rộng 1,2 – 1,3m, độ cao từ 10 – 45cm. Dây cắt từ 25 – 30cm.
Hướng lên luống: Lên luống theo hướng Đông Tây là thích hợp nhất. Tránh được gió mùa đông bắc và nắng nóng chiều trực tiếp.
2.3 Kỹ thuật trồng khoai lang
Cách trồng dây khoai lang lấy củ phụ thuộc vào đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống, tập quán vùng miền. Một số phương pháp như: trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng kiểu móc câu, trồng kiểu dây áp tường, dây thẳng dọc luống…
- Hầu hết các giống khoai lang đều được trồng theo cách thẳng dây dọc luống nối đuôi nhau, cho năng suất cao nhất.
- Tiến hành trồng vào buổi chiều mát
- Đặt dây lang lên luống, phân ngọn trồng theo hướng từ Tây sang Đông hoặc từ hướng Tây Nam sang Đông Bắc, chôn sâu khoảng 5 – 15cm, chôn 2/3 hom xuống dưới đất.
- Mật độ trồng cây khoai lang: Khoảng cách: (100 – 130) x (20 – 30)cm với mật độ khoảng 30.000 dây/ha. Sau khi trồng thì lấp đất lên trên mặt với độ dày từ 5 – 10cm.
3. Kỹ thuật chăm sóc khoai lang
3.1 Chăm sóc sau khi trồng
Thăm ruộng
Sau khi trồng cần thăm ruộng thường xuyên, đặc biệt là lấp bổ sung đất trên phần mặt nếu thiếu để dây nhanh lên chồi. Lấp đất kết hợp bổ sung độ ẩm, duy trì 80%.
Nếu tưới rãnh thì cần lưu ý không được để nước ngập mặt luống, mực nước trong luống chỉ nên cao từ 1/3 – 1/2 luống.
Tưới tiêu nước
Trong kỹ thuật trồng khoai lang, khâu chăm sóc tưới tiêu là vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nước, cây chậm phát triển, lá héo úa, lâu ngày sẽ chết. Nhưng nếu thừa nước thì lá vàng, rễ mọc nhiều, để lâu sẽ bị thối rụng. Giai đoạn ra củ mà nhiều nước thì củ dễ bị thối.
Thời điểm tưới chia làm 3 giai đoạn:
- 1 tuần sau khi trồng cần tưới đủ nước để giữ ẩm.
- Tưới nước khi khoai lang phủ luống.
- Tưới nước sau khi vun cao lần thứ 2 từ 1 – 2 tuần (60 -80 ngày sau trồng).
Phương pháp tưới rãnh nước cho khoai lang phát triển tốt:
- Cung cấp đủ nước vào rãnh, từ ⅓ – ½ so với độ cao của luống để nước sẽ thấm dần vào các luống.
- Cách này tốn khá ít nước mà lớp mặt vẫn tưới xốp, dinh dưỡng không bị rửa trôi, xói mòn, ít làm tổn thương đến lá.
Bấm ngọn khoai lang:
Bấm ngọn để chất dinh dưỡng tập trung nhiều vào rễ, kích thích rễ cà củ phát triển. Tiến hành bấm ngọn từ 20 – 30 ngày sau khi trồng, lúc này thân dây đã dài được từ 35 – 50cm. Khi lá khoai đã phủ kín luống, sau mỗi đợt mưa, cần tiếp tục bấm ngọn để đem dinh dưỡng nuôi thân vả củ.
Cách bấm ngọn dây khoai lang: Dùng tay ngắt phần ngọn, khoảng 1- 2cm, để lại 4 – 5 mắt.
Làm cỏ cho khoai lang:
Cỏ dại phát triển là tác nhân tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng của khoai và củ, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan. Do đó, bà con cần tiến hành làm cỏ định kỳ.Tiến hành làm cỏ kết hợp với các đợt vun xới đất. Có thể nhặt cỏ bằng tay hoặc dùng thuốc trừ cỏ nhưng cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Vun xới đất cho khoai lang:
Vun xới đất định kỳ cho ruộng khoai lang giúp đất tơi xốp, thông thoáng, cung cấp oxy tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Đồng thời, vun xới còn giúp loại bỏ cỏ dại, hạn chế mầm bệnh gây hại.
Tiến hành vun đấy 2 lần trong một màu vụ trồng củ khoai lang:
- Lần 1: Sau khi trồng từ 15 – 30 ngày. Tiến hành xới sâu, vun nhẹ vào gốc.
- Lần 2: Sau khi trồng từ 45 – 60 ngày. Tiến hành xới nông, vun cao và lấp kín gốc. kết hợp vét đất ở các rãnh xung quanh để làm sạch cỏ.
Nhấc dây, tỉa nhánh khoai lang:
Nhấc dây khoai lang là khi dây mọc dài, bò lên mặt đất sẽ tạo điều kiện để rễ mọc nhiều bám xuống mặt luống, như thế chất dinh dưỡng sẽ bị phân tán, không tập trung vào bộ củ, dẫn đến thoái hóa nhanh. Lúc này cần nhấc dây (không phải lật dây) để hạn chế rễ ở dây mọc dài.
Kết hợp tỉa nhánh để kích thích ra củ nhiều, củ to đều, đảm bảo tán cây đủ sức quang hợp. Tiến hành sau khi khoai đã phủ luống:
- Tiến hành nhấc dây: Nhấc dây bò ra khỏi rãnh, vắt dây dài theo chiều dọc của luống để tránh ra rễ phụ. Nhấc nhẹ nhàng để cây không bị dập.
- Tỉa nhánh: Mỗi dây chọn từ 1 – 3 nhánh dài, nhánh già, ở sát đất, cắt xa gốc từ 15 – 20cm. Trung bình nên từ 15 – 20 ngày tiến hành tỉa nhánh một lần tùy vào điều kiện phát triển. Sau khi cắt tỉa, tiến hành bón phân.
3.2 Bón phân
Bón lót
Bón lót chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, rơm rạ ủ… và phân vô cơ. Lượng phân hữu cơ: 10 – 15 tấn/ha. Lượng phân vô cơ (chủ yếu là phân lân): 50 – 60kg/ha.
Bón thúc
Bón thúc được chia làm các thời kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Phân dùng bón thúc: Đạm, kali, có thể dùng thêm phân chuồng, phân bắc hoai mục. Lượng phân đạm: 30 – 60kg/ha. Lượng phân kali: 70 – 100kg/ha.
Chia lượng phân ở trên để bón cho các thời kỳ khác nhau:
+ Lần 1: Sau khi trồng 25 – 30 ngày. Bón 1/3 tổng số đạm + 1/3 kali. Bón vào 2 bên luống, cách gốc khoai lang 15 – 20cm. Sau bón lấp một ít đất nhẹ.
+ Lần 2: Sau khi trồng 45 – 60 ngày. Bón 2/3 đạm còn lại + 2/3 kali. Xới nông, đảo phân, bón và vun kín gốc, vắt cẩn thận dây lang lên trên.
Cách để tăng năng suất trồng khoai lang Nhật, khoai lang vàng, ngoài phân bón ở trên, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học gốc EM1, pha với nước theo tỉ lệ nhất định để bón cho khoai. Chế phẩm sinh học an toàn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, củ khoai đều, to, hạn chế dịch bệnh, giảm lượng phân bón hóa học, góp phần cải tạo đất…
3.3 Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh bọ hà
Là một trong những loại sâu gây lại khoai lang phổ biến, trong cách trồng khoai lang lấy củ, bà con cần nắm được cách phòng trừ để đạt năng suất cao. Cây khoai bị hà thường thấy trên bề mặt củ có nhiều lỗ thủng hình tròn, quả phình to, dị dạng.
Phòng trừ: chọn giống không bị bệnh, thường xuyên nhổ cỏ, xới xáo đất. Thu hoạch đúng thời điểm, sau khi thu cần cho ruộng ngập nước 24h.
Có thể sử dụng các động vật bắt mồi như kiến, nhện, bọ chân chạy để diệt bọ hà. Hoặc dùng bẫy pheromone dẫn dụ giới tính.
Nếu hàng năm trên ruộng khoai đều bị bệnh bọ hà thì có thể dùng thuốc Vicarp 95BHN hoặc Padan 95SP để phun xịt định kỳ 10 ngày/lần. Luân canh với cây trồng khác như lúa, rau muống.
Sâu đục dây
Sâu đục dây và chui vào cuống củ làm cho thân phình to bị lignin hóa ở gốc tạo ra các khoang lấp đầy phân sau. Sâu đục dây ảnh hưởng nghiêm trọng ở thời kỳ hình thành củ.
Dùng các biện pháp phòng tránh giống như bọ hà. Nếu phát hiện dây bị đục thì lấp đất, lấp kẽ nứt để chúng không thể chui lên.
Ngoài ra còn một số loại sâu gây ảnh hưởng như: bọ phấn trắng, sâu cuốn búp, sâu đục lá, sâu sa, bọ cánh cứng, mọt có sừng.
Bệnh thối đen khoai lang
Bệnh sẽ tạo thành những vết thối lồi lõm ở gốc dây, củ, ngửi mùi giống đường đang lên men.
Ít nhất hai năm nên luân canh với các cây trồng khác mà không phải ký chủ của bệnh.
4. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch nên dựa vào đặc điểm của từng giống, vì nếu thu sớm qua củ sẽ không ngọt, thu muộn quá thì năng suất giảm.
Bắt đầu thu hoạch vào thời điểm thân và lá vàng, rụng nhiều; Nhựa củ đặc, đen, mau khô.
Củ khoai lang dễ nảy mầm nên sau khi thu hoạch, bà con cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Trên đây là tổng hợp đầy đủ, chi tiết nhất về cách trồng khoai lang cho năng suất cao. Củ khoai lang được ưa chuộng chế biến rất nhiều món hấp dẫn, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chúc bà con sớm thành công với kỹ thuật canh tác khoai lang củ.
Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp;
Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
—————
🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
📞 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng
🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.