Một số loại bệnh hại cho cây điều:
Bệnh lỡ cổ rễ trên cây điều:
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Bệnh gây hại nặng cho cây con trong vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản, nhất là đối với cây con dưới 3 tuần tuổi. Cây con bị héo lá.
Lớp vỏ của phần gốc thân sát mặt đất bị thối, thâm đen, lõm vào trong, cây con héo dần và chết. Bệnh lở cổ rễ cây con có thể do các loại nấm gây hại: Phytophthora sp., Pythium sp.,Fusarium sp., Rhizoctonia sp.
Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh khi độ ẩm của đất quá cao, đất vào bầu không được xử lý hay lấy đất tại những vùng nhiễm bệnh và vườn ươm ẩm thấp, ngập úng.
– Biện pháp phòng trừ:
Phòng bệnh là vấn đề quan trọng nhất đối với bệnh này: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng (52-550C); xử lý đất vô bầu bằng Formalin 40% ở nồng độ 8%. Dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau đó dỡ bạt trộn đều trước khi gieo; xây dựng vườn ươm tại nơi khô ráo và thoát nước tốt; đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh.
Có thể tham khảo dùng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:
Thuốc gốc đồng, Iprodione, Metalaxyl + Mancozeb
=> Xem thêm: Các Phòng Trừ Bọ Xít Muỗi Trên Cây Điều
Bệnh thán thư gây hại cây điều:
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây điều, gây hại trên lá, chồi, nhất là hoa và quả. Vết bệnh trên lá là những đốm cháy màu nâu không có hình dạng cố định.
Trên chồi là các vết màu nâu hoặc nâu đen dọc theo chiều dài chồi, các vết bệnh này có thể liên kết lại với nhau. Khi bệnh nặng chồi bị khô, teo lại.
Trên chùm hoa, bệnh xuất hiện ở đầu, nách hoặc ở cuống chùm hoa, bệnh làm khô và rụng bông.
Trên quả, vết bệnh lúc đầu là các chấm nhỏ có màu nâu đậm, sau đó lớn dần và liên kết lại với nhau thành từng các vết lớn có màu nâu đậm. Nhân và quả bị nhiễm bệnh teo lại và có thể rụng non.
Trong trường hợp bệnh gây hại nặng thì cành có vết bệnh sẽ khô héo và chết dần. Bệnh thán thư do nấm Gloeosporium sp.và Colletotrichum gloeosporoides gây ra.
Bệnh xuất hiện từ đầu mùa mưa nhưng gây hại nặng vào giữa và cuối mùa mưa khi cây điều ra chồi, hoa và quả non.
Trên cây điều kiến thiết cơ bản, bệnh phát triển và gây hại nặng từ tháng 8 đến tháng 12, trên cây điều kinh doanh, bệnh thường tập trung gây hại mạnh vào hai giai đoạn là tháng 11-12 (quả non) và tháng 3 – 5 (trổ hoa).
=> Xem thêm: Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Ngọn cho cây Điều Ghép
– Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh vườn, cắt bỏ các cành, lá, hoa bị bệnh đem chôn hoặc đốt để giảm nguồn bệnh. Thường xuyên diệt cỏ dại.
- Biện pháp hóa học:
Dùng các loại thuốc như:
- Score 250EC,
- Kocide 46.1DF,
- Agrodazim 50SL,
- Carban 50SC, Carbenzim 500FL,
- Norshield 86.2WG xử lý 2 lần cách nhau 7 ngày,
Phun vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt vào giai đoạn chồi hoa mới nhú ra, quả mới vừa đậu.
Khi vườn điều chuẩn bị ra hoa dùng Viben-c (20 – 25g/8 lít nước; 0,25-0,3%), Bendazol 50 WP (30-40 g/81ít nước; 0375-0,4%) phun phòng bệnh phá hoại chồi hoa và trái non.
=> Xem thêm: SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN CÂY ĐIỀU GHÉP
Bệnh khô cành:(Corticium salmonicolor) gây hại cây điều:
– Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành gây khô dần từ ngọn trở xuống. Lá trên cành bị bệnh vàng và rụng dần cùng với hiện tượng khô cành.
Lúc đầu các đốm bệnh xuất hiện trên vỏ có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Bệnh thường tấn công vào vỏ chỗ phân cành. Bào tử lan dần xuống gốc theo nước chảy.
– Biện pháp phòng trừ:
-
Biện pháp canh tác:
Vệ sinh vườn trồng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn.
-
Biện pháp hóa học:
Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin. Phun theo liều lượng khuyến cáo.
=> Xem thêm: Biện Pháp Phòng Trừ Cho Cây Điều Khi Sâu Gây Hại