1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Phạm vi điều chỉnh:
Quy trình này quy định các yêu cầu:
- Kỹ thuật về trồng,
- Kỹ thuật chăm sóc,
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại,
- Kỹ thuật thu hoạch sơ chế
- Kỹ thuật bảo quản cây điều ghép sản xuất tại Lâm Đồng.
Đối tượng áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến sản xuất cây điều ghép trên địa bàn Lâm Đồng.
Mục tiêu kinh tế kỹ thuật:Thời gian kiến thiết cơ bản của cây điều ghép 3 năm.
Năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh: 1,5-2 tấn/ha
2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
Đặc điểm:
Cây điều tên khoa học Anacardium occidentale,nguồn gốc ở Đông bắc Brazil, được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới với mục đích lấy hạt.
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng trong một thời gian dài không được xem:
- Là cây nông nghiệp, chỉ trồng lẻ tẻ với mục đích chắn gió
- Là cây lâm nghiệp để phủ xanh đất trống đồi trọc do đặc tính chịu hạn, thích nghi với đất xấu.
Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt.
Khí hậu nhiệt đới với lượng mưa hàng năm đầy đủ và có một mùa khô rõ rệt là những điều kiện tối thích để cây điều phát triển tốt.
Độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng suất càng giảm.
Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của điều ghép:
– Nhiệt độ:
Điều là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, vì vậy điều rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và sương giá.
Điều có khả năng sinh trưởng trong phạm vi giới hạn nhiệt độ khá rộng nhưng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 24-280C.
Tuy nhiên muốn có năng suất cao, thì không nên chọn những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 200C.
– Ánh sáng:
Điều là cây ưa sáng hoàn toàn và ra quả ở đầu cành nên các cây trồng đơn độc hoặc trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm chế độ ánh sáng đầy đủ cây cho năng suất khá cao.
Trong thời gian cây ra hoa càng đòi hỏi nhiều ánh sáng.
Trung bình cây điều cần khoảng 2.000 giờ nắng/năm.
Ở miền núi, đặc biệt là ở những thung lũng có núi non che khuất thường xuất hiện:
- Sương mù buổi sáng
- Buổi chiều làm giảm cường độ ánh sáng,
Cây điều ở đó có thể vẫn sinh trưởng bình thường nhưng ra hoa đậu quả rất kém, sản lượng không đáng kể.
– Lượng mưa từ 1.000-2.000 mm/năm là thích hợp nhất.
Sự phân bố mưa trong năm lại ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả hơn là tổng lượng mưa.
Mùa điều ra hoa kết trái thường kéo dài khoảng 2 tháng
-> Vào giai đoạn này yêu cầu thời tiết phải thật khô ráo.
Nếu ở giai đoạn này nhất là vào thời kỳ cây trổ hoa nếu gặp mưa,
Dẫu chỉ là mưa nhỏ cũng đủ làm phấn hoa bết lại,
Khó bám dính vào côn trùng truyền phấn khiến cho quá trình thụ phấn bị ngưng trệ,
Sự thụ tinh không xảy ra được.
Mặt khác, hoa điều chứa nhiều mật ngọt, gặp điều kiện ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hư hỏng các chùm hoa và cho các quả non đang hình thành.
Vì vậy chế độ mưa thích hợp cho cây điều ra hoa đậu quả là có hai mùa, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và khô kéo dài 4-5 tháng.
Trong mùa mưa cây điều sinh trưởng, tích lũy chất dinh dưỡng để khi bước vào mùa khô sẽ ra hoa đậu quả thuận lợi.
– Đất đai:
Cây điều mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.
Tuy nhiên, cây điều chỉ sinh trưởng và cho năng suất cao:
- ở những vùng có tầng đất sâu,
- Thành phần cơ giới nhẹ,
- Thoát nước tốt.
Cây phát triển tốt trên đất sét pha cát không có tầng đất cái, với mực nước ngầm ở độ sâu từ 3-6m.
Cây điều cũng có thể phát triển tốt trên đất cát pha, vì đặc tính thoát nước tốt, mặc dù loại đất này có độ màu mỡ không cao.
Đất đỏ cũng thích hợp cho cây điều sinh trưởng và phát triển tốt.
Trồng điều trên các loại:
Đất sét nặng, bí chặt, đất feralit vùng đồi có tầng đá nổi hoặc tầng sỏi kết gần trên mặt; đất cát rời rạc có tầng nước ngầm ở quá sâu thì cây vẫn sống nhưng không phát triển được và cho cho năng suất rất thấp.
=> Xem thêm: Cách trồng dừa mau có trái hiệu quả nhất 2021 (Tiếp theo)