Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chanh

Cây chanh rất dễ trồng và chăm sóc. Bởi vậy ta có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi ở nước ta. Từ vùng núi tới đồng bằng đều có thể trồng chanh được.
Tuy nhiên để canh tác hiệu quả cho năng suất cao thì ta cần chú ý tới các yếu tố sau: đất trồng, thời tiết, chế độ chăm sóc và chất lượng giống chanh.

Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chanh
cây chanh

Yêu cầu về đất trồng:

Chanh thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được chất lượng và năng suất quả tốt nhất. Cần trồng chanh trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước.

Ở khu vực có mưa nhiều hoặc vùng trũng. Để trồng chanh ta cần cải tạo đất bằng cách đào rãnh, hào làm hệ thống thoát nước tốt. Lên liếp đánh luống cao giúp cho cây chanh không bị úng. Hạn chế việc thối rễ và mầm bệnh vàng lá gân xanh.

Đất có đọ PH tốt nhất là từ 5-6.5. Nếu trồng chanh trên chân đất trồng rau màu hoặc trồng lúa cũ thì ta cần phải cải tạo bằng vôi bột. Cách bón hợp lý nhất là bón trước từ 20-25 ngày để cải tạo chất lượng và diệt mầm bệnh.

Phải xử lý đất trước khi trồng, cày xới và phơi ải. Để giảm những tàn dư của sâu bệnh, giúp đất được tơi xốp. Đối với chanh thì phải đào hố trồng trước ít nhất 1 tháng. Hố đào có đường kính rộng 60 – 80 cm, độ sâu thì tùy theo chất đất.

Nếu đất đồi thì sâu 60 – 80 cm. Làm mô cao 0,3 – 0,8 m. Rộng 0,8 – 1 m. Nếu là đất bằng phẳng thì phải có đê bao khép kín. Hố sâu 30 – 40 cm, đất thấp thì đắp mô cao 0,5 – 0,6 m, rộng 0,8 – 1 m.

Thời vụ trồng

Cây chanh trồng tốt nhất là vào 2 vụ xuân từ tháng 1-3 và vụ thu 8-10. Đây là thời gian khí trời mát mẻ, nhiệt độ phù hợp cho trồng trọt. Hơn nữa lại là thời điểm có mưa nên độ ẩm trong đất cao. Cây trồng là sẽ bén rẽ ngay.

Mật độ trồng

Để cây phát triển tốt nhất ta nên trồng theo hình thức cây cách cây từ 2,5 đến 3 m. Hàng cách hàng từ 2,5 đến 4 m. Nếu vườn chỉ trồng thuần cây chanh mà không xen canh với các loại cây khác. Thì nên trồng với mật độ 2,5 – 2,5 m để tận dụng được không gian một cách hiệu quả.

Cách trồng

Những cây con đạt chuẩn để trồng thì cao từ 50 – 70 cm. Rạch bầu và đặt cây nghiêng như thế nào phải tùy vào cây con có nhiều nhánh hay ít, các nhánh phân bố trên cây có đều hay không.
Chúng ta sẽ đặt cây nghiêng về phía nhiều nhánh hơn và cho bên có ít nhánh quay lên, để kích chồi bên và tạo tán cho cây, nếu cây đã có tán tương đối đều rồi thì đặt cây thẳng.

Sau khi đặt cây thì cắm cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay ngã cây.

Ấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1 – 2 cm, tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu. Chú ý là không để cây quá nghiêng, và khi lấp đất phải nện đất cho thật chắc để đảm bảo cây đứng vững.
Ở năm đầu nên trồng xen với một số loại cây trồng khác như cây đậu, cây rau,… để tăng hiệu quả sử dụng đất trong thời kỳ kiến thiết.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh

Bón phân

So với cây cùng họ như cam, bưởi thì chanh là loại cây nhạy cảm nhất với phân bón và các chất hóa học. Ta không nên bón quá thừa, cây sẽ dễ bị ngộ độc và nên bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất ít bị cằn cỗi, đồng thời cây trồng có tuổi thọ cao hơn, giúp tăng độ màu mỡ của đất, giảm ô nhiễm môi trường.

* Bón lót:

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón vào hố trước khi trồng từ
20 – 30 ngày. Bón khoảng 1,5 – 2 kg/hố tùy vào loại đất và tình hình đất trồng, sau đó tưới nước và lấp ít đất lại.

Thường xuyên tưới nước giữ ẩm trong thời gian từ khi bón lót đến khi trồng, vì thời gian này phân bón cần phải được phân giải cho đất tơi xốp, chuẩn bị dinh dưỡng để chúng ta trồng cây.

* Bón thúc:

Kết hợp với việc bón thúc phân thì bà con phải làm sạch cỏ xung quanh và vun gốc. Do đặc điểm của cây chanh là thu rải rác trong năm, chứ không thu tập trung như cây cam và bưởi nên việc bón phân chia ra nhiều lần trong năm.

Bón khoảng từ 4 – 5 lần/năm hoặc có thể chia thành nhiều lần hơn, trung bình 1 gốc bón khoảng 3 – 5 kg/năm, mỗi lần bón có thể là 0,5 – 1 kg/gốc.

Cứ mỗi năm bà con nên tăng lượng phân bón

Làm cỏ và tưới nước

* Làm cỏ:

Vì cây chanh rất nhạy cảm với các chất hóa học, nên bà con cần sử dụng các biện pháp thủ công để làm cỏ như dùng liềm cắt, hay dùng tay nhổ cỏ, nếu cỏ cao thì có thể dùng máy cắt cỏ.

* Tưới nước:

Cây chanh là loại cây mọng nước nên cần nhiều nước đặc biệt trong giai đoạn tạo quả, cần phải tưới đẫm để giữ đất ẩm thường xuyên.

Tuy nhiên nó cũng rất sợ ngập úng, bà con nên cần bố trí các hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo cây không bị ngập vào mùa mưa.

Nên tăng dần lượng phân bón tránh làm ngộ độc cây Tùy vào tình trạng năng suất mỗi vụ của cây mà bà con điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, không gây lãng phí hay để thiếu phân.

Tỉa cành tạo tán

Đây là công việc cần được thực hiện thường xuyên trong quá trình trồng. Để cây được thông thoáng, quang hợp tốt sẽ cho năng suất chất lượng nông sản cao, đồng thời hạn chế tạo môi trường cho sâu bệnh hại tấn công.
Dùng kéo cắt cành hoặc cưa cắt cành sạch để tỉa cành, nên cắt sát vào thân chứ không chừa dư ra quá dài.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cùng thuộc họ cam, bưởi, quýt nên các đối tượng sâu bệnh hại cũng giống nhau. Nhưng chanh dễ bị nhiều bệnh như: Bệnh ghẻ, bệnh thán thư, rệp sáp, thối gốc chảy nhựa,…
Do cây chanh rất mẫn cảm với các chất hóa học nên bà con không nên sử dụng thuốc BVTV, mà nên phòng trừ bằng cách tạo môi trường thông thoáng, bón phân hữu cơ để cây tự có cơ chế đối kháng với các đối tượng gây hại.

>>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật trồng bí đao tại nhà cho năng suất cao


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:

✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;

✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.

—————

🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG

♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống

📞 0977.35.42.79

✉️ info@sieuthinhanong.com.vn

🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng

🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.