Cây măng cụt giống
Cây măng cụt là một loại cây trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, nó được xem là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Dù đây là cây ăn quả chậm ra trái nhưng lại rất đương ưa chuộng.
Vùng trồng mặt cụt ở Việt Nam
Măng cụt là loại cây đặc sản, chậm có quả nhưng giá trị dinh dưỡng và tác dụng của nó lại vô cùng lớn.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh Nam Bộ đều trồng loại quả này.
Có thể kể đến các tỉnh như:
- Bến Tre,
- Vĩnh Long,
- Trà Vinh,
- Bình Dương có vùng măng cụt Lái Thiêu nổi tiếng…
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có:
- Đất sét giàu hữu cơ và thổ nhưỡng phù hợp
- Hệ thống nguồn nước đảm bảo, những vụ măng cụt lên đến cả nghìn tấn.
Cây đặc sản giá trị
Cây măng cụt là một loại cây đặc sản có tiềm năng rất lớn.
Xét trên giá trị tiêu dùng, đây là loài cây được thị trường ưa chuộng.
Giá thành cũng khá cao mà vẫn có rất nhiều người muốn mua
Xét trên giá trị dinh dưỡng, quả măng cụt có vị ngon, ngọt tự nhiên.
Không chỉ vậy nó còn chưa nhiều giá trị dinh dưỡng như:
- Hàm lượng calo cao, trên 60%,
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất hữu cơ
- Chất xơ
- Các nguyên tố vi lượng nhưng sắt, phospho, vitamin c, B1….
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng thì quả măng cụt được nghiên cứu và cho kết quản là:
- Chống mệt mỏi
- Hồi miêng
- Làm dịu dạ dày.
- Măng cụt tốt cho hệ thần kinh
- Giúp cho bạn tỉnh táo
- Giảm lượng cholesterol trong máu
- Ngăn ngừa bệnh cao huyết áp
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hạn chế các nguy cơ ung thư.
Ở phương diện y khoa, quả măng cụt còn được chiết xuất làm thuốc chữa bệnh như: Tiêu chảy, lỵ, chống viêm, kháng khuẩn, điều trị các vết thương hở…
Cây măng cụt thích hợp khí hậu nhiệt đới
“Cây măng cụt” loại cây đặc sản giá trị chậm có quả được trồng trên khu vực đất sét chứa nhiều hữu cơ, đặc biệt là không thích hợp trên nền đất mặn hoặc nhiễm mặn.
Ngoài ra, đây là loại cây nhiệt đới cần sống trong môi trường nhiều độ ẩm, lượng mưa dồi dào điều này thì rất phù hợp với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài Việt Nam măng cụt còn được trồng ở các nước nhiệt đới lân cận như Thái Lan, Campuchia…
Trong lúc canh tác, giai đoạn đầu khi cây chưa cho quả thì cần phải bón phân để kiến thiết cây trồng – 2 lần trong năm, vào đầu và cuối mùa mưa.
Ngoài ra cần chủ động nguồn nước cho cây, chính vì thế mà ở các vườn trồng cây măng cụt thì người ta còn làm thêm các kênh rạch trong vườn để đáp ứng được nhu cầu cấp nước đều đặn.
Ngày nay, “cây măng cụt” là loại cây đặc sản giá trị tuy chậm có quả nhưng lại mang nhiều giá trị kinh tế.
Việc trồng cây măng cụt đã và đang mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân, không chỉ nằm ở phạm vi trong nước mà còn tiến đến là loại quả có giá trị đạt chuẩn xuất khẩu.
Hy vọng sự phát triển về nhu cầu của cây măng cụt này sẽ mang lại nhiều cơ hội làm giàu hơn cho người nông dân.
=> Xem thêm: Cách phòng bệnh, chữa bệnh cho Sen đá