Chăm sóc cây chôm chôm có nhiều kiến thức chuyên môn đòi hỏi chúng ta phải nằm bắt chi tiết, đầy đủ và chuẩn xác. Chính việc có thể chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó thì chú ý trừ sâu bệnh hại thường xuyên, đúng cách là điều cần được tuân thủ. Chú ý tới phòng trừ sâu bệnh hại giúp chôm chôm phát triển tốt.
1. Bệnh đốm mốc
Nguyên nhân của bệnh đốm mốc cây chôm chôm thường xuất hiện do một loại nấm có tên Meliola commixta gây ra. Lúc này, chúng ta sử dụng thuốc gốc đồng, hoặc phun bột lưu huỳnh với nồng độ tiêu chuẩn là 20g/bình 8 lít sẽ giúp vấn đề của cây sớm được loại bỏ.
2. Bệnh đốm bồ hóng
Bệnh đốm bồ hóng thường xuất hiện ở mặt dưới của lá chôm chôm. Đặc điểm nhận dáng là vết đốm có hình tròn, viền không đều kích thước từ khoảng 1 – 3cm và có màu đen. Bề mặt đốm trên lá thường sẽ hơi sần sùi do có bồ hóng phát triển ở trên đó. Một lá có thể sẽ có nhiều đốm bồ hóng song nó sẽ phát triển không đều nhau.
Đối với loại bệnh này thì việc xử lý chúng ta cần dùng thuốc gốc đồng, hoặc bột lưu huỳnh có nồng độ là 20g/bình 8 lít để xử lý hoàn toàn.
3. Bệnh khô cháy hóa
Đối với bệnh khô cháy hóa ở chôm chôm thường sẽ xuất hiện do nấm Oidium sp gây ra. Khi cây mắc bệnh chúng ta sử dụng thuốc gốc đồng điều trị.
4. Bệnh rệp sáp
Ấu trúng rệp sáp nhỏ với kích thước chỉ 1mm có màu hồng, có chân với khả năng di chuyển dễ dàng. Rệp sáp khi đã trưởng thành sẽ không di chyển, cơ thể bên ngoài sẽ được bao bọc bởi một lớp sáp có màu trắng. Những cây chôm chôm bị rệp sáp sẽ khiến trái phát triển kém, râu trái chôm chôm ngắn. Làm ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm đáng kể. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng tiết ra chất mật đường tạo cơ hội cho nấm bồ hóng xuất hiện và phát triển.
Đối với bệnh rệp sáp ở cây chôm chôm thì thu hái trái hư hỏng nặng là việc bắt buộc phải làm. Bên cạnh đó, chúng ta dùng một số loại thuốc diệt rệp sáp khác để sử dụng.
>>> Xem thêm về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm tại Đắk R’Lấp tỉnh Đắk Nông
5. Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng khi xuất hiện thường do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia gây nên. Nó tác động lên hoa, trái ở những nơi có đốm phấn màu trắng xám hoặc màu đen. Nấm sẽ tấn công lên các trái non, thậm chí là các trái đã lớn với lớp phấn trắng bao phủ. Sau đó phần chóp gai của trái sẽ dần chuyển sang màu đen, lan dần lên cả trái.
Đối với bệnh phấn trắng khi xuất hiện khiến trái kém phát triển, cơm nhỏ hoặc bị lép. Bởi thế, việc điều trị ngay khi vấn đề xuất hiện vô cùng quan trọng. Sử dụng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc các loại thuốc khác theo đúng nồng độ mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện sớm.
6. Sâu đục trái
Tránh sâu bệnh giúp tạo nên chôm chôm thương phẩm chất lượng. Thời điểm xuất hiện sâu đục trái thường là vào giai đoạn mà trái chôm chôm trưởng thành, đã chín. Ấu trùng xuất hiện sẽ đục và ăn phần thịt, hoặc vỏ hạt. Tạo nên những đường hầm bên trong, thậm chí có thể đục cả vào trong hạt.
Vì thế, điều cần chú ý là thu hoạch chôm chôm sớm khi vừa chín. Tránh để quá lâu không cần thiết trên cây. Ngoài ra, việc bao lại bằng nilong có đục lỗ cũng là giải pháp có thể cân nhắc.
Có kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chôm chôm là cách giúp chúng ta có thể trồng trọt hiệu quả, đem tới năng suất cao và giá trị kinh tế tốt. Tìm hiểu để có những kiến thức hữu ích giúp quá trình trồng chôm chôm thương phẩm diễn ra thuận lợi, có được khoản thu tốt cho chính mình.