KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng là giống cây ăn quả nhiệt đới cho quả có phẩm chất ngon và được trồng nhiều ở Việt Nam.

Hiện tại Công ty CP Siêu Thị Nhà Nông đã chọn lọc và cung cấp các loại giống sầu riêng có chất lượng trái ngon. Được thị trường ưa chuộng, phù hợp với khí hậu các tỉnh Tây Nguyên, gồm: giống sầu riêng Thái (Moonthong), sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking.

1. Kỹ thuật trồng:

1.1 Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, cần chủ động được nguồn nước tưới tiêu.

1.2 Khoảng cách trồng:

Khoảng cách hợp lý là từ 6-8m/cây, tùy vào địa hình. Hay trồng xen với cây khác mà có thể điều chỉnh cho phù hợp

1.3. Chuẩn bị đất trồng:

Tùy vào điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý sẽ có những cách trồng khác nhau.

Cây sầu riêng không thích nghi và phát triển tốt ở môi trường bị đọng nước.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG

2. Phương pháp tốt nhất hiện nay

trồng nổi (đắp ụ) để rễ cây được thoáng khí. Và không bị ngập úng, cây phát triển nhanh.

Đào hố theo quy cách 60 x 60 x 60cm, xử lý vôi cho hố và xung quanh khu vực xuống giống trước khi trồng tối thiểu 15 ngày.

Đất trồng cần có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, trộn với phân lân, phân chuồng hoai. Hoặc phân hữu cơ và thuốc trừ mối như Diazan, …. Trộn đều hỗn hợp với đất và lắp đầy hố trồng.

Với phương pháp trồng nổi cũng được tiến hành theo các bước trên. Tiếp theo dùng đất mặt giàu dinh dưỡng đắp ụ rộng 0.8 –1m, cao 20-25cm, ngay trên mặt hố vừa lắp.

3. Chọn giống:

Chọn những cây phát triển tốt, không sâu bệnh. Cành lá đã hoàn thiện, cứng cáp.

Lưu ý: Phun ngừa nấm bệnh thuốc (Ridomild gold, …) cho cây con trước hoặc sau khi trồng 3-5 ngày

4. Cách trồng cây sầu riêng:

Đào hốc nhỏ trên hố đã chuẩn bị với chiều sâu khoảng 25-30cm, rộng 15-20cm tương ứng với bầu của cây con.

Đặt cây vào hốc, lắp đất xung quanh bầu và nén chặt vừa phải. Chỉ lắp đất ngang mặt bầu, tuyệt đối không lắp cao hơn. Cắm cây chống đổ ngã, gió quật.

  • Lưu ý:
  • Với phương pháp trồng nổi, cần theo dõi độ ẩm thường xuyên và tưới nước đầy đủ để cây không bị khô hạn.
  • Cây sầu riêng ưa nước nhưng không chịu được ngập úng, không cung cấp nước một lần với lượng nước lớn làm cây bị sốc nước, hệ thống rễ sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới chết cây vào mùa nắng.
  • Nên chia làm nhiều lần tưới với lượng nước vừa phải phù hợp vơi nhu cầu của cây.
  1. Chăm sóc và bón phân:
  2. Trong vòng 15 ngày đầu sau khi trồng, không bón các loại phân bón gốc, có thể phun các loại phân bón lá. Giai đoạn cây con và những năm đầu cần chú ý bón thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai để cây phát triển tốt, kết hợp với phân N-P-K 16-16-8 hoặc 15-15-6 theo liều lượng như sau:
  • Năm thứ 1: 300g
  • Năm thứ 2: 600g
  • Năm thứ 3: 1kg
  • Năm thứ 4: 2kg
  • Chia làm nhiều lần bón trong năm theo chu kỳ phát triển của cây, có thể thay thế phân N-P-K khác có công thức tương tự.
  1. Giai đoạn cây cho trái:

  • Giai đoạn phát triển cành lá: Bón N-P-K 16-16-8 hoặc 15-15-6
  • Trước khi ra hoa: Bón N-P-K 10-50-17
  • Sau khi đậu trái:

+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm, bón phân N-P-K 15-15-15

+ Giai đoạn trái 60 ngày tuổi, bón N-P-K 10-12-17

+ Giai đoạn trái 90 ngày tuổi, lúc này trái có trọng lượng khoảng 1.5-2kg, chỉ bón phân kali để giúp tăng phẩm chất và mẩu mã cho trái.

  • Ngoài bón phân N-P-K nên bổ sung thêm trung vi lượng giúp cây có đủ dinh dưỡng cần thiết. Có thể phun bổ sung thêm phân bón lá giúp cây hấp thụ nhanh.
  • Sau khi thu hoạch: Cần tỉa cành tạo tán kết hợp loại bỏ những cành yếu, sâu bệnh. Cào bồn, xới đất bề mặt tạo thông thoáng hệ rễ, bón phân giúp cây hấp thụ tốt hơn, rất cần bổ sung phân lân, phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai một thời gian trước khi cung cấp các loại phân NPK khác.

Quản lý dịch hại:

7. Bệnh hại:

  1. Bệnh thối rễ:
  • Do nấm Phythium complectens tấn công gây thối rễ.
  • Phòng trị: Dùng thuốc Agrifos hoặc Ridomild gold tưới gốc theo liều lượng hướng dẫn.
  1. Bệnh xì mủ chảy nhựa:
  • Do nấm Phytophthora palmivora, nấm tấn công trên vỏ gây triệu chứng xì mủ, chảy nhựa.
  • Phòng trị: Cạo bỏ phần mô chết, sử dụng các thuốc như Aliete hoặc Ridomild gold hòa thành dung dịch quét lên vết bệnh.
  1. Bệnh thán thư:
  • Do nấm Colletotrichum Gloeosprioides, bệnh thường xuất hiện trên lá trưởng thành trở đi, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, chót lá lan vào trong.
  • Phòng trừ: Sử dụng các thuốc như Mancozeb, Antracol, Amistar.
  1. Bệnh cháy lá chết ngọn:
  • Do nấm Rhizoctonia Solani, bệnh thường xuất hiện trong các vườn rậm rạp, lá bị bệnh giống như bị luộc nước sôi, sũng nước, nhợt nhạt.
  • Phòng trị: Sử dụng Anvil, Bonaza để phòng trị
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG

8. Sâu hại:

Rầy phấn:

Rầy thường tập trung mặt dưới lá, đọt non chích hút nhựa cây. Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng, nếu bị nặng lá sẽ bị khô và rụng.

Sử dụng các loại thuốc như Actara hoặc Confidor để trừ rầy

2. Rệp sáp:

Rệp bám trên lá, đọt non để chích hút, làm cho cây kém phát triển. Rệp còn gây hại trên trái, làm trái bị sượng.

Phun các loại thuốc như Anboom, Map permerrthin để phòng trừ.

Sâu đục trái:

Sâu đục cả trái non và trái lớn, xuất hiện nhiều ở những chùm chi chít.

Tỉa bớt trái sao cho hợp lý, trừ sâu bằng các loại thuốc như Anboom, Abagro 4.0.ec

** Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp:

  • Giai đoạn trước và sau khi cây phát triển cành lá non cần phun xịt: Phân bón lá + thuốc phòng trừ sâu rầy, thuốc phòng trừ nấm bệnh.
  • Trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa cành tạo tán cho vườn được thông thoáng, đầy đủ ánh sáng.
  • Tạo điều kiện cho vườn được thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh ngập úng.
  • Bón N-P-K cân đối, trung vi lượng đầy đủ để cây phất triển tốt nhất, tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh.

Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Hoa kiểng –  Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Trả lời