Cây sưa đỏ là loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao

Được xếp vào danh sách những loại cây gỗ quý và có giá trị kinh tế lớn; ngày càng được nhân rộng diện tích trồng ở Việt Nam. Ngoài mục đích lấy gỗ, cây còn tạo cảnh quan đẹp mắt với những tán lá xanh mướt; những chùm hoa trắng nhỏ xinh thoảng hương thơm dịu nhẹ. Bà con đang tìm chọn loại cây trồng giá trị kinh tế cao, cây sưa đỏ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

1. Đặc điểm của cây 

Tên khoa học của Cây Sưa Đỏ là Dalbergia Tonkinensis Prain; là loại cây trồng lấy gỗ và mang tới bóng mát cho nhiều công trình.

2. Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của là Dalbergia Tonkinensis Prain; là loại cây trồng lấy gỗ và mang tới bóng mát cho nhiều công trình. Đặc điểm cây gỗ sưa đỏ là thân thẳng, to sần sùi, vỏ ngoài có màu nâu xám. Lá thuộc loại lá kép, hình bầu dục hoặc trái xoan, mọc so le nhau, cuống dài 8-20cm.

Hoa của cây sưa đỏ có màu trắng, kích thước hoa nhỏ, mọc thành từng chùm. Hương thơm của hoa dịu nhẹ, thoang thoảng. Quả Sưa Đỏ mọc thành từng chùm, thuôn dài và dẹt, hạt bên trong cứng. Gỗ sưa đỏ cũng có hương thơm nhẹ, đốt gỗ giác sẽ để lại tàn mùi thối; vì vậy còn được gọi là cây Trắc Thối.

3. Đặc tính sinh thái

Cây Sưa Đỏ là loài cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng đất sâu, dày, độ ẩm cao. Cây trưởng thành có chiều cao từ 6-12m và khả năng sinh trưởng trung bình.

Theo kinh nghiệm của những người trồng Sưa Đỏ, trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh. Giai đoạn này, cây có thể vươn dài từ 4-5 m, đồng thời thân cây uốn cong như cần câu và cây càng cong thì sinh trưởng càng mạnh. Sau 3 tuổi cây sẽ tự vươn thẳng.

4. Phân loại cây sưa đỏ

Ở Việt Nam hiện nay sưa đỏ gồm 2 loại phổ biến: loại miền Bắc và loại Quảng Bình, Quảng Nam. Tùy đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi vùng đất mà chất lượng cây mỗi vừng cũng khác nhau. Ngoài ra còn có một số giống sưa lai từ Trung Quốc nhưng không được ưa chuộng và trồng đại trà ở VN.

5. Cách phân biệt cây sưa đỏ và cây sưa trắng

Giá trị cây Sưa Đỏ cao hơn cây Sưa Trắng rất nhiều. Tuy nhiên, hầu như người không có chuyên môn khó có thể phân biệt 2 loại cây này. Một số cách giúp bạn có thể nhận biết được cây Sưa Đỏ và cây Sưa Trắng như sau:

5.1. Phân biệt bằng mùi

Bạn có thể nhận biết Sưa Đỏ bằng cách ngửi mùi của lá. Cụ thể, chúng ta vê nát lá cây Sưa và đưa lên mũi ngửi. Nếu là cây Sưa Đỏ thì sẽ có mùi hắc đặc trưng, lá cây Sưa Trắng không có mùi này.

Có nhiều cách để phân biệt giữa cây sưa đỏ và cây sưa trắng.

5.2. Quan sát cành lá

Quan sát kỹ cấu tạo cành lá cũng giúp nhận diện được cây Sưa Đỏ và Trắng. Cành lá cây Sưa Trắng rậm rạp, trong khi đó cành lá cây Sưa Đỏ thoáng và thưa hơn nhiều.

5.3. Lá và quả

Dựa trên lá để phân biệt:

– Lá cây sưa đỏ mọc so le (không đối xứng), chiều dài lá đạt 16-30cm, cành lá dài 9-20cm. Mỗi cành lá có từ 8-19 lá chét hình trái xoan hay hình bầu dục, ngọn lá nhọn như cánh diều.

– Lá cây sưa trắng to bản và dày hơn lá sưa đỏ, lá thường mọc đối xứng (một số loại sưa trắng vẫn mọc so le, nhưng lá to, vò nát để ngửi mùi xem có hắc không, nếu hắc là sưa đỏ). Cành lá có chiều dài từ 16-35, cuống dài 9-25cm.

Dựa trên quả để phân biệt:

– Quả cây sưa đỏ nhỏ, dẹt, có chiều dài 3-7cm.

– Quả cây sưa trắng dài và dày hơn quả sưa đỏ, chiều dài từ 7-15cm.

5.4. Thân cây

Thân của cây Sưa Đỏ và cây Sưa Trắng không giống nhau, nếu quan sát cây Sưa được trồng từ 10-15 năm chúng ta sẽ thấy:

– Thân cây sưa trắng thường bóng nhẵn, sau trên 10-15 năm vẫn không chuyển sang màu đen xám như sưa đỏ.

– Thân cây sưa đỏ bắt đầu chuyển sang màu xám đen, vỏ cây sần sùi từ dưới lên khi đạt từ 10 năm trở lên.

5.5. Gỗ cây

Gỗ cây Sưa Đỏ có màu đỏ bầm (bã trầu), thớ gỗ rất mịn, vân gỗ nổi lên từng lớp đẹp và nổi bật.

Gỗ cây Sưa Trắng có màu trắng lẫn với đỏ. Thớ gỗ của cây Sưa Trắng mịn, tuy nhiên vân gỗ lại không đẹp bằng gỗ Sưa Đỏ.

Nếu chỉ nhìn sơ qua hoặc quan sát ảnh, rất khó để phân biệt được cây Sưa Đỏ và cây Sưa Trắng. Vì vậy, nếu quan tâm đến loài cây này, bạn có thể dựa vào những gợi ý trên của Cây Giống 4S để phân biệt được 2 giống cây này.)

5.6. Nhận biết gỗ cây sưa đỏ bằng cách đốt

Gỗ cây rất đẹp và bền, được ưa chuộng để làm đồ nội thất trong nhà. Tuy nhiên, nếu không biết bạn có thể mua nhầm. Một trong những cách nhận biết gỗ cây là đốt lên.

Nếu là gỗ cây Sưa Đỏ, khi ngửi gần hoặc đốt lên sẽ có mùi hương trầm, tàn tro để lại giống như tàn thuốc lá. Đặc biệt, khi được đốt trong phòng kín, gỗ sẽ tỏa ra hương thơm, ngửi lâu tạo cảm giác sảng khoái.

Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!


Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
——————–
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
? 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.

Trả lời