Đậu đũa, hay có tên khác là đậu dải áo, đây là một loại đậu được trồng tương đối phổ biến tại Việt Nam.
Đây là loại cây dây leo, có quả dùng làm thực phẩm. Quả đậu đũa xanh thường dài từ 35 đến 75 cm, nhìn khá giống đậu cove nhưng thân tròn, dài và nhỏ hơn.
Đặc tính
Đậu đũa là loài thực vật thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Đây là loài cây sống tốt ở điều kiện nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 35 độ C, không quá nóng hay quá lạnh. Chúng ra hoa kép, thường sẽ có 2-5 hoa trên một nhánh. Đó là lý do đậu đũa thường ra quả kép.
Ở Việt Nam hiện nay, đậu đũa có 2 giống phổ biến:
- Đậu lùn: cây khá thấp, chỉ cao 50 – 70cm, quả ngắn, chỉ khoảng 20 – 30cm. Loài đậu đũa này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất tương đối thấp
- Đậu leo: Đây là loại đậu đũa phổ biến nhất, quả dài từ 40 – 70cm, thời gian ra quả lâu, năng suất cao.
Ẩm thực với đậu đũa
Đậu đũa là thứ rau quen thuộc với nhiều nước ở châu Á, không chỉ Việt Nam. Nó có mặt trong ẩm thực của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malaysia trong một số món ăn như salad, chiên trứng, xào…
Trong ẩm thực Việt Nam, đậu đũa làm được khá nhiều món. Những món ăn phổ biến và hợp với nhiều người nhất vẫn là luộc hoặc xào chung với thịt bò, tôm, thịt heo…
Thành phần dinh dưỡng
Đậu đũa là một nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú:
Trong mỗi 100gr đậu đũa, trung bình có khoảng 47g calories, 4mg matri, 8g carbohydrate, 3g protein. Ngoài ra trong đó có 17% vitamin A, 2% sắt, 31% vitamin C và 5% Canxi nhu cầu của cơ thể hàng ngày.
Tức là, một người trưởng thành, chỉ cần ăn 200g đậu đũa mỗi ngày đã đáp ứng được cơ bản tới 61% nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Đặc biệt hơn, hàm lượng lipid và cholesterol có trong đậu đũa lại bằng 0. Tức là loại thực phẩm này hoàn toàn không có chất gây hại đến sức khỏe con người.
Kỹ thuật trồng
Đậu đũa là loại rau dạng quả tương đối dễ trồng, năng suất tốt, có thể chịu được điều kiện thời tiết tương đối tốt nên được trồng rất rộng rãi.
Thời vụ
Đậu đũa là loài có khả năng chịu được khí hậu từ khoảng 20 – 35 độ C. Vì thế, có thể trồng đậu đũa quanh năm, nhiều mùa vụ trong năm.
Tuy nhiên, để cây trồng có năng suất cao và khả năng sâu bệnh ở mức thấp nhất, thì nên trồng cây đúng mùa vụ. Mùa vụ trồng đậu đũa ở Việt Nam thuận lợi nhất là gồm hai vụ chính: vụ Xuân Hè và Thu Đông.
Với vụ Xuân Hè, có thể trồng vào tháng 1 và tháng 2.
Vụ Thu Đông có thể trồng được đậu đũa với năng suất tốt nhất là vào thời điểm tháng 8 – tháng 10.
Vào các tháng này, nhiệt độ và khí hậu ở điều kiện thuận lợi nhất, giúp đậu đũa dễ dàng phát triển và cho năng suất tốt nhất.
Chọn đất
Đậu đũa thích hợp nhất là trồng trong đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Đất cát pha sẽ là loại đất tối ưu cho loài cây này. Đất thịt rất dễ tích nước và ứ đọng nước, dễ gây ngập và chết cây.
Để tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc, đương nhiên nên chọn đất nhiều dinh dưỡng, độ pH khoảng từ 5,7 – 6,3.
Nên chọn đất có thể hệ thống và đường thoát nước tốt. Việc này nhằm đề phòng các trường hợp thời tiết cực đoan. Do đậu đũa là loài hợp với sống cạn, nên ngập úng sẽ khiến cây chết thối rễ, chết và không thể ra quả.
Sau khi chọn được loại đất phù hợp, chú ý vào công đoạn làm đất trước khi gieo hạt.
Công đoạn làm đất đầu tiên là kiểm tra độ pH của đất để có thể cải tạo hợp lý bằng cách bón phân và rải vôi. Sau đó, cày xới đất lên sao cho thật tơi, xốp. Phải phơi đất khoảng 5 – 7 ngày để tiêu diệt hoặc làm giảm đi sự gây hại của mầm sâu bệnh có trong đất.
Hạt giống và xử lý giống
Chất lượng của hạt giống sẽ quyết định trực tiếp đến tỷ lệ nảy mầm của cây con, năng suất cây trồng và giá trị dinh dưỡng cũng như công và cả mầm bệnh ủ của cây trồngTrên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất hạt giống, cây giống với nhiều giống đậu đũa khác nhau. Tuy nhiên, với đậu đũa, bạn nên tìm mua giống đậu đũa leo, vì thời gian cây cho quả nhanh, quả dài đẹp, năng suất lại cao và có giá trị kinh tế.
Ngoài ra, trong việc chọn mua giống, bạn cần tìm mua ở các cơ sở uy tín, lâu năm, có được sự tin tưởng của người dùng. Như vậy, hạt giống bạn chọn mua sẽ không có mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao, tiết kiệm chi phí và công sức chăm sóc của bạn.
Xử lý hạt giống
Sau khi mua được loại hạt giống rau như ý, bạn cần xử lý hạt. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được ngâm vào nước ấm (pha theo công thức 4 sôi, 3 lạnh vào mùa hè và khoảng 3 sôi 2 lạnh vào mùa đông). Cần ngâm trong khoảng từ 6 – 8 giờ đồng hồ.
Sau đó, hãy vớt hạt giống ra, để cho ráo nước và ủ vào trong khăn ẩm. Ttốt nhất là khăn nhúng qua nước ấm giống nước đã ngâm hạt giống khoảng 10 – 12 tiếng đồng hồ.
Sau thời gian đó, bạn sẽ thấy hạt giống có hiện tượng nứt nanh, nảy mầm con, chuẩn bị đem gieo trồng được.
Gieo trồng
Lên luống
Với cây đậu đũa, cách trồng tối ưu nhất là lên luống cho cây. Việc lên luống như vậy vừa đảm bảo được việc thoát nước cho cây, vừa đảm bảo việc theo dõi và chăm sóc đơn giản nhất.
Độ cao của luống:
Chỉ lên luống cao khoảng 20cm với vùng đất khô cằn, và khoảng 40cm với cùng đất trũng, dễ bị ngập. Bởi như đã nói, cải là loài ưa hạn, việc lên luống đúng cách đảm bảo cải có thể phát triển tốt nhất.
Chiều dài và rộng của luống
Chiều dài của luống bạn có thể làm tùy theo diện tích mảnh đất của bạn. Tuy nhiên, nên làm độ dài tối đa khoảng 15m trở xuống. Vì như thế sẽ tiện chăm sóc hơn.
Chiều rộng của luống chỉ nên khoảng 60 – 80cm một luống, tức là đủ diện tích trồng 2 hốc đỗ. Trồng quá dày, đến khi đỗ ra quả, bạn sẽ rất khó để thu hoạch.
Làm giàn
Đậu đũa là loài cây leo, vì thế việc làm giàn là bắt buộc. Với loại cây leo và ra quả chánh như đậu đũa, bạn nên làm loại giàn chéo. Cách làm loại giàn này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị que tre (nứa) già, có độ dẻo dai. Sau đó, cắm giàn theo hình chữ X nhân chéo và buộc các đầu mối lại với nhau.
Với loại giàn này, khi cây ra quả sẽ không bị vướng, quả có thể phát triển thẳng, có hình dáng đẹp. Hơn nữa, tiện lợi cho bạn thu hoạch đậu đũa dễ dàng.
Gieo hạt
Đất trước khi gieo hạt cần được xới thật mịn, thật tơi xốp và được làm ẩm
Chuẩn bị phân chuồng, bón thúc trên diện tích đất định gieo trồng. Số lượng phân chuồng tối ưu cho 1 ha trồng đậu đũa là khoảng từ 300 – 400 kg.
Sau khi bón phân lót, xới lại đất 1 lần nữa.
Gieo hạt đậu đũa cần gieo theo mật độ nhất định ngay từ đầu. Chính vì thế, chất lượng hạt giống lại càng quan trọng. Nếu hạt giống chất lượng không tốt, tỷ lệ nảy mầm thấp. Sẽ khiến mật độ cây giảm khiến cho năng suất của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp.
Gieo hạt đậu đũa nên theo mật độ khoảng 25×25 một hốc, mỗi hốc cây chỉ gieo tối đa 3 hạt. Gieo quá nhiều đến khi cây lên mầm sẽ triệt tiêu nhau khiến các cây đều coi cọc, hoặc chết.
Sau khi gieo hạt, rải một lớp đất mùn mỏng lên và tưới ẩm đất. Để đảm bảo có đủ độ ẩm cho cây có thể lên mầm.
Trong giai đoạn đầu gieo hạt, để cây lên mầm tốt, bạn nên giữ đất ẩm thường xuyên. Tùy vào tình hình thời tiết để tưới 1 – 2 lần/ ngày.
Chăm sóc đậu
Tỉa cây
Sau khoảng 35 – 40 ngày kể từ ngày gieo hạt, đậu đỗ đã leo cao và chuẩn bị ra hoa lứa đầu.
Như đã nói, đậu đỗ là loại ra quả chánh. Chính vì vậy để cây có nhiều quả, bạn phải thực hiện tỉa cây. Sau 30 ngày kể từ ngày cây lên mầm, dùng kéo cắt tỉa bớt lá gốc và cành khô. Lá gốc bị cắt bạn có thể mặc kệ ở trên đất, tự nó sẽ hoai mục và lại trở thành dinh dưỡng cho cây.
Làm cỏ
Nên làm cỏ thường xuyên cho cây. Làm cỏ cẩn thận sẽ giúp bạn tiết kiệm phân đã bón cho cây, đồng thời còn giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh ở cây xuống mức tối đa.
Do đậu đũa là loại cây có thời gian trồng khá lâu. Khoảng 35 ngày để bắt đầu ra hoa, và khoảng 2 tháng thu hoạch kể từ lứa đầu, nên việc làm cỏ càng quan trọng.
Cần làm cỏ ít nhất 3 đợt: khoảng 20 ngày, 40 ngày và 60 ngày kể từ ngày gieo hạt. Đáp ứng làm cỏ tối thiểu sẽ giúp cây chống chịu sâu bệnh và sinh trưởng tốt.
Sâu bệnh hại
Với loại đậu đũa, có ba loại sâu bệnh gây tác động lớn nhất đến năng suất và sự phát triển của cây. Là ruồi đục lá, rầy mềm và bọ đục quả. Ngoài ra còn có bệnh chết cây và đốm lá.
Tuy nhiên, cả hai loại bệnh trên đều chủ yếu do nguyên nhân từ mầm bệnh đất và mầm từ hạt giống.
Nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước làm đất, làm cỏ, ủ khí đất và chọn mua giống chất lượng. Thì khả năng bị bệnh không cao.
Về vấn đề sâu hại, nếu vườn của bạn xuất hiện tình trạng sâu bệnh nặng. Thì bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép. Và đặc biệt,với cây đậu đũa, bạn chỉ được phun tối đa 1 lần vào khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng. Sau 20 ngày, tuyệt đối không được phun mà chỉ được dùng các biện pháp thủ công hoặc thiên địch. Vì đây là thời gian cây chuẩn bị ra hoa và kết quả. Việc phun thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến quả, khiến quả tồn dư chất bảo vệ thực vật.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch của đậu đũa tương đối dài hạn. Tùy trình độ thâm canh và khả năng canh tác, cây đậu đũa có thể thu hoạch tới 3 tháng. Thông thường thì khoảng 2 tháng kể từ ngày ra lứa đầu. Đậu sẽ có hiện tượng lá sẫm màu, không ra chánh, quả nhỏ dần. Đó là khi cây không thể cho quả nữa. Người nông dân sẽ nhổ bỏ cây để gieo trồng loài cây khác.
>>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo trồng và chăm sóc cây cà tím
Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp;
Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
—————
🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
📞 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng
🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.
- Những lợi ích chính của cây công trình mang lại
- Các đặc tính và kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Dạ Yến Thảo tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- Kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp tại Siêu Thị Nhà Nông
- Bán giống đu đủ lùn Thái Lan siêu trái
- Hướng dẫn bón phân cho giống cà phê cho năng suất, chất lượng cao