Ngoài việc cam là loại trái cây giàu vitamin được nhiều người yêu thích thì loại cây này cũng không đòi hỏi kỹ thuật trồng quá phức tạp, sinh trưởng nhanh. Do đó, không ít các nhà nông chọn loại cây này để thu về lợi nhuận cao hàng năm. Nhất là loại trái cây này còn có thời gian bảo quản lâu, hạn chế rủi ro thua lỗ do chất lượng sau thu hoạch. Tuy nhiên, để đạt được thành công mong muốn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay kỹ thuật trồng cam cho năng suất cao.
Bước 1: Canh tác đất trồng cam
Theo nghiên cứu, cam là loại cây ăn trái dễ sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Thế nhưng chúng ta đều không thể phủ nhận, chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng; và chất lượng cam sau khi thu hái.
Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên chọn trồng cam ở đất phù sa cổ; đất thung lũng hay đất đổi mới được khai hoang; đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Trường hợp đất trồng cam nhà bạn chưa đủ tiêu chuẩn; hãy tiến hành canh tác đất để mang lại hiệu quả trồng cam tốt nhất.
Thường đất canh tác trồng cam dày từ 80cm đến 1m, độ pH từ 5 – 7. Trước khi trồng nên bón lót phân chuồng đã qua xử lý và rắc vôi phơi ải 15 – 20 ngày để loại bỏ mầm bệnh.
Bước 2: Chọn giống, trồng cam
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giống cam với tên gọi, năng suất và chất lượng khác nhau. Vì vậy, người trồng cam cần biết đến một số giống cam phổ biến nhất có chất lượng cao; như cam sành, cam Xoàn, cam Cao Phong,…
Cách chọn cây cam giống đạt chuẩn cần đảm bảo các tiêu chí: Cây có chiều cao khoảng 30cm trở lên, lá cây xanh; thân chắc khỏe, không có sâu bệnh.
- Thời vụ trồng cây: vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch; và vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch
- Mật độ trồng cây thích hợp là khoảng 1000 cây trên mỗi ha với cam chiết ghép; khoảng cách giữa các cây là 3mx3m; 400 cây trên mỗi ha với cam ghép trên gốc với khoảng cách giữa các cây là 4mx4,5m
- Cách trồng cây giống: Đào hố trồng cây có chiều cao và đường kính là 55x30cm; tiếp đến đặt bồn cây đã xé túi bầu vào, lấp đất, nén chặt. Nên tưới nước cho cây ngay sau khi trồng, có thể phủ thêm rơm hay chấu xung quanh gốc để giữ ẩm
- Thời điểm trồng thích hợp: chiều tà đã tắt nắng
Bước 3: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây cam sau khi trồng
Kỹ thuật chăm sóc cây cam chính là bước quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng cũng như lợi nhuận thu về của nhà vườn sau mỗi vụ thu hoạch.
Tưới nước
Nhu cầu nước của cam cũng giống như nhiều loại cây ăn trái khác. Do đó nên tưới nước thường xuyên với lượng vừa đủ.
Hiện nay, theo công nghệ hiện đại; nhiều nhà vườn đã ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hay phun mưa cục bộ để tưới tiêu phù hợp. Hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Vun xới đất
Để đảm bảo độ tơi xốp của đất, cần vun xới đất vào giai đoạn đầu khi mới trồng cây. Để tăng độ phì nhiêu cho đất cấp dinh dưỡng cho cây; giúp rễ cây bám sâu.
Bón phân
Trong từng thời kỳ phát triển của cam; người trồng nên bón phân để cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tăng năng suất và chất lượng trái cam sau thu hái. Cách bón phân có thể tham khảo như sau:
- Cây từ 1 đến 3 tuổi nên bón ure, DAP và kali
- Thời kỳ cây sắp ra hoa nên bón phân đạm
- Cây đã đậu quả bón phân đạm và kali
- Sau thu hoạch nên bón lân và đạm
- Mỗi lần bón nên bổ sung thêm phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn
Phòng trừ sâu bệnh
Có nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây cam như sâu bùa vẽ, bọ cánh cứng, sâu đục thân, bọ xít, rầy,… Thông thường người ta phòng trừ sâu bệnh bằng cách bắt bỏ các loại sâu bệnh này và loại bỏ các cành, lá nhiễm bệnh. Mức độ sâu bệnh quá cao có thể dùng đến các loại thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu trước thời điểm thu hoạch quả vài tuần để không gây ảnh hưởng đến chất lượng.
Thu hoạch
Sau thời gian khoảng 3 năm cây sẽ bắt đầu cho nhiều trái hơn, lúc này thấy trái bắt đầu từ xanh chuyển vàng thi tiến hành thu hái bằng kéo chuyên dụng. Sau khi hái, dùng kéo bấm tỉa cành già để giữ sức cho cây vào các mùa sau.
Hi vọng bài viết trên mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật trồng cam đạt năng suất thu về lợi nhuận cao cho nhà nông. Nếu bạn có nhu cầu, hãy học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn để mang lại hiệu quả cao nhất khi trồng cam nhé!
Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp;
Hoa kiểng – Hạt giống – Cây giống rau, hoa uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh:
✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông;
✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch.
—————
🏡 Liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG
♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống
📞 0977.35.42.79
✉️ info@sieuthinhanong.com.vn
🎯 Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng
🎯 Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông.
- Cây giống khế ngọt – Cách trồng chăm sóc giống khế ngọt
- Cây sao đen: Ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc tại nhà
- Các đặc tính và kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Dạ Yến Thảo tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- CÂY ĂN QUẢ – GIỐNG MỚI ĐỘC LẠ NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ CAO.
- Cách trồng tiêu Vĩnh Linh mới hiệu quả tăng lên gấp 3